Trường Đại Học Đầu Tiên Của Việt Nam Là Trường Nào

Trường Đại Học Đầu Tiên Của Việt Nam Là Trường Nào

Trường Đại học VinUni vừa chính thức được Hội đồng kiểm định chất lượng Quốc tế các Chương trình Giáo dục Y khoa Sau đại học ACGME – International công bố là cơ sở đào tạo đạt chất lượng kiểm định quốc tế, có hiệu lực từ tháng 7/2023. Đây là cơ sở đào tạo y khoa đầu tiên của Việt Nam và thứ 2 tại Đông Nam Á (sau Đại học Quốc gia Singapore NUS) đạt kết quả này.

Trường Đại học có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có cơ sở vật chất, thiết bị như thế nào?

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, thì trường Đại học có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có cơ sở vật chất, thiết bị gồm:

- Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:

+ Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;

+ Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;

+ Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác.

- Đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

+ Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;

+ Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;

+ Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;

+ Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;

+ Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;

+ Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

+ Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

Hồ sơ thành lập trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định 86/2018/NĐ-CP;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định 86/2018/NĐ-CP;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;

- Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;

- Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

Một địa điểm đặc biệt khác nằm gần Vương Xá (Rājagaha, Rajgir) là khu di tích Đại học cổ Nalanda. Nalanda cách thủ phủ Patna 90km về hướng Đông nam, cách Vương Xá khoảng 12km. Địa danh này ngày nay được xác định nằm tại ngôi làng Bada Ganon.

Danh xưng Nalanda liên quan đến nhiều huyền thoại. Theo Tiến sĩ Hiranand Shastri, từ Nalanda xuất phát từ hai từ Sanskrit là “nalam” và “da”. “Nalam” có nghĩa là cuống hoa sen mà nó biểu trưng cho trí tuệ, và “da” có nghĩa là người trao. Gộp hai từ lại có nghĩa là “người trao trí tuệ”. Theo ngài Huyền Trang thì trước đây nơi này có một hồ nước và có một con rồng (naga) tên là Nalanda sống, nên về sau ngôi tự viện được xây dựng ở đây đã được đặt theo tên con rồng này. Và dần về sau, ngôi tự viện này đã trở thành một trung tâm học thuật, tức Đại học Nalanda, một đại học được xem là cổ nhất trên thế giới.

Theo các kinh Pāli thì Đức Phật đã viếng thăm nơi này nhiều lần. Khi đi từ Vương Xá đến Hoa Thị Thành, Ngài thường dừng chân tại vườn xoài của Pavarika và thuyết kinh tại đây. Trong kinh Upali, Nalanda được đề cập đến như là một vùng đất phồn thịnh. Cuộc đối thoại giữa Đức Phật và một vị Nigantha đã cho thấy điều đó: “Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Có phải Nalanda này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật?” Và vị này đã trả lời: “Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Nalanda này là phú cường và phồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật”. Và trong kinh Kevatta (Vedaddha), Trường bộ kinh, khi Đức Phật trú tại vườn Pavarikampa ở Nalanda, một cư sĩ khi đến viếng thăm Ngài cũng đã đề cập Nalanla là một nơi phồn thịnh, dân chúng đông đúc và kính tin Đức Phật. Và trong một chuyện tiền thân, Nalanda cũng là nơi mà trong một tiền kiếp, khi còn là một vị Bồ-tát, Đức Phật là vị quốc vương đóng đô ở đây. Hai vị đại đệ tử của Đức Phật là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vốn xuất thân từ vùng này. Tôn giả Xá Lợi Phất về sau cũng tịch diệt tại nơi đây. Kỳ-na giáo cũng cho rằng, ngài Mahavira, người khai sáng nên tôn giáo này, cũng từng viếng Nalanda nhiều lần. Do vậy Nalanda cũng là một địa chỉ hành hương của người Kỳ-na.

Vua Ashoka khi quy y theo Phật giáo cũng đã viếng thăm nơi này và cho xây dựng một ngôi chùa tại đây. Một vị sư Tây Tạng tên là Raranath đã đề cập điều này trong một cuốn sách của mình viết về lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Và ông cũng cho rằng ngài Long Thọ (Nagarjuna) cũng từng học tại Nalanda. Hai vị đệ tử của ngài Long Thọ là Chandrakirti và Shantideva cũng là những sinh viên của đại học này. Các nhà Phật học lỗi lạc khác như nhà logic vĩ đại của Phật giáo là Dignaga (tác giả của Pramanasamuccaya), Aryadeva, Asanga và Vasubandhu đều được cho là có gắn kết với đại học này. Khi Nghĩa Tịnh đến nơi này, ngài nói rằng có ba ngàn Tăng sĩ ở tại tu viện Nalanda và họ được hơn hai trăm ngôi làng ủng hộ. Trong suốt thời đại Gupta, văn học Đại thừa được nghiên cứu sâu rộng ở Nalanda, đặc biệt là tác phẩm Madhyamika của ngài Long Thọ. Nhưng từ giữa thế kỷ thứ tám, dưới triều đại Pala, thì Mật tông cũng bắt đầu được quan tâm ở đây. Và có những Tăng sĩ Tây Tạng nổi tiếng đã từng sống ở nơi đây như Abhayakaragupta và Naropa.

Nalanda là một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII. Khu đại học này từng được ghi nhận là có mười ngàn sinh viên và hai ngàn giáo sư, bao gồm nhiều ngành học khác nhau, và cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế đầu tiên. Nalanda đã phát triển rực rỡ trong thời kỳ đầu thành lập nhờ vào sự ủng hộ nhiệt tâm của các đại đế triều đại Gupta, đặc biệt là Kumaragupta, Harshavardhana (606-47), cũng như những vị vua khác của triều đại Pala.

Nalanda chính thức bị hủy diệt vào năm 1193, khi những người Hồi giáo Thổ Nhỉ Kỳ dưới sự chỉ huy của Bakhtiyar Khilji đánh phá nơi này. Họ đã đốt phá trường học, chùa viện và giết các Tăng sĩ ở đây. Sự kiện này cũng được xem là điểm mốc đánh dấu sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, mặc dù Phật giáo đã thực sự suy yếu trước đó một vài thế kỷ, điều này có thể thấy được trong ký sự của ngài Huyền Trang. Khu đại học này được cho là bị thiêu rụi hoàn toàn và nó đã cháy hàng tháng trời, cũng như tất cả những Tăng sĩ ở đây phần lớn bị sát hại. Nhưng theo truyền thống Tây Tạng thì khi bị hủy hoại, nhiều kinh sách ở Nalanda đã được đưa vào Tây Tạng, và cũng có số vài Tăng sĩ đã sống sót sau sự kiện tang thương này. Vào năm 1235, một nhà chiêm bái Tây Tạng tên là Chag Lotsawa khi đến đây đã nhìn thấy một vị đạo sư chín mươi tuổi tên là Rahula Shribhadra cùng với một lớp học bảy mươi học sinh tại Nalanda. Vị đạo sư này đã thoát khỏi nạn tàn sát của người Hồi nhờ vào sự giúp đỡ của một vị Ba-la-môn địa phương!

Nalanda bắt đầu được biết trở lại vào thế kỷ XIX. Năm 1872, Bradley đã bắt đầu khai quật một vài nơi ở đây và cho công bố chuyên khảo của mình. Từ năm 1915 (trong suốt 1915-1937, và sau đó từ 1974-1982), Nalanda chính thức được khai quật tổng thể dưới sự chỉ đạo của Hội Khảo cổ học Ấn Độ (Archaeological Survey of India), với sự tài trợ của Hội Royal Asiatic Society của Anh. Nhiều nền chùa tháp được tìm thấy, nhiều di tích liên quan được phát hiện. Toàn khu vực Nalanda ngày nay rộng vào khoảng 14 hectas. Tuy đã được khai quật nhiều, nhưng dựa theo ký sự của ngài Huyền Trang thì những gì được biết đến chỉ là một phần nhỏ so với tổng thể của Nalanda xưa.

Nalanda ngày nay là một trong những địa điểm thu hút nhiều người tham quan, cả Phật tử và không phải Phật tử. Một ngôi trường gắn liền với nhiều sự kiện, đã đào tạo nên những nhà Phật học lỗi lạc, cũng như số phận sau cùng của nó, đã khiến cho nhiều người quan tâm đến. Và những di tích được khai quật hầu như liên quan đến Phật giáo. Rất nhiều những di tích khai quật được là những kiến trúc Phật giáo như chùa, tháp, trụ đá… Có đến 6 ngôi tháp và 11 tinh xá được tìm thấy ở đây.

Dù chỉ còn là những nền gạch, nhưng đến đây ta vẫn thấy được sự quy mô của Đại học Nalanda xưa. Nổi bật nhất trong số những gì khai quật được là tháp thờ Tôn giả Xá Lợi Phất. Ngôi tháp này được đánh dấu là ngôi tháp số ba. Đối diện với tháp này là hai nền tự viện (vị trí 1A và 1B), cổng của nó nằm về hướng Bắc, và xung quanh là các phòng dành cho Tăng chúng ở. Xa hơn chút nữa là chín ngôi tinh xá khác, cách bố trí đều giống nhau, chỉ trừ hướng đi là về hướng Đông…

Ngoài việc viếng thăm khu di tích Nalanda, có những địa điểm quan trọng cần tham quan khác ở vùng này là Bảo tàng Khảo cổ Nalanda (Nalanda Archaeological museum), Nhà tưởng niệm Huyền Trang (Huien Tsang/ Xuan Zang Memorial Hall)… Bảo tàng Nalanda được thành lập vào năm 1917, lưu giữ nhiều tượng Phật, Bồ-tát và tượng các thần Ấn giáo và Kỳ-na giáo, cũng như lưu giữ nhiều đồ gốm sứ, đĩa đồng, đồng tiền, những chữ viết trên gạch và đá, bích họa… Những di vật được lưu trữ và trưng bày ở bảo tàng này được cho là mang dấu ấn nghệ thuật Pala - môn nghệ thuật được giảng dạy tại Đại học cổ Nalanda trước đây. Bảo tàng Nalanda tọa lạc phía trước khu di tích Nalanda.

Nhà tưởng niệm Huyền Trang được xây dựng để tưởng niệm và vinh danh những đóng góp to lớn của ngài Huyền Trang đối với Phật giáo cũng như đối với lịch sử Ấn Độ và Trung Quốc. Công trình này được khởi công từ 1957, lúc Jawaharlal Nehru còn làm thủ tướng của Ấn, những mãi đến năm 2007, tức là sau 50 năm mới được khánh thành và mở cửa cho du khách tham quan. Nhà tưởng niệm Huyền Trang cách Viện Bảo tàng Nalanda khoảng 2km.

Sân bay gần Nalanda nhất là ở Patna, thủ phủ của bang Bihar, cách địa danh này khoảng 93km. Như vậy nếu muốn đến Nalanda bằng đường hàng không, trước hết ta phải đi máy bay đến Patna, sau đó thuê hoặc đón xe đến Nalanda. Cách Nalanda khoảng 15km có một ga xe lửa. Nhưng thuận tiện hơn cả là nên đến ga Gaya, cách Nalanda khoảng 68km, và sau đó thuê hoặc đón xe đi Nalanda. Có những chuyến xe buýt qua lại giữa hai địa điểm này, và ta cũng có thể đi bằng taxi, nếu muốn. Nhưng thông thường đối với những người chiêm bái là Phật tử (đến từ các nước), hành trình chiêm bái Nalanda thường được thực hiện sau khi đã chiêm bái Bodhgaya. Như vậy cách thích hợp nhất là xuất phát bằng xe từ Bodhgaya để đi Nalanda. Về thời điểm chiêm bái, thích hợp nhất là từ đầu tháng 10 đến tháng 3 Tây lịch