Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 9 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định nhiệm vụ của học sinh trung học nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định quyền của học sinh trung học như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Sinh năm 2010 học lớp mấy năm 2024? Bảng năm sinh, tuổi theo lớp năm 2024?
Căn cứ tại Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, tuổi của học sinh lớp 1 là 06 tuổi, tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi, tuổi của học sinh lớp 10 là 15 tuổi
Năm nay là năm 2024 và để trả lời cho câu hỏi 2010 học lớp mấy sẽ lấy 2024 - 2010 = 14 tuổi.
Như vậy, người sinh năm 2010 sẽ được 14 tuổi, là độ tuổi của học sinh vào học lớp 9.
Dưới đây là Bảng năm sinh, tuổi theo lớp năm 2024:
Lưu ý: Bảng tuổi trên không áp dụng đối với trường hợp học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn quy định.
Sinh năm 2010 học lớp mấy năm 2024? Bảng năm sinh, tuổi theo lớp năm 2024? (Hình từ Internet)
Thời gian đào tạo ngành sư phạm học mấy năm phụ thuộc 4 yếu tố
Ngành sư phạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục. Đây là ngành “mũi nhọn” đảm bảo sự phát triển và chất lượng của nguồn nhân lực giáo viên trong tương lai. Và thời gian đào tạo trong ngành này có sự khác nhau, được xác định dựa vào bốn tiêu chí dưới đây:
Có 4 bậc đào tạo trong chuyên ngành sư phạm. Theo đó, mỗi bậc sẽ tương ứng với thời gian đào tạo khác nhau, cụ thể:
Thời gian đào tạo trong mỗi chuyên ngành sư phạm có thể khác nhau, tùy thuộc vào cấp độ giáo dục mà sinh viên muốn dạy và mức độ sâu rộng của kiến thức chuyên ngành.
Vậy ngành sư phạm học mấy năm? Sau đây là thời gian chương trình đào tạo sư phạm cụ thể:
Cũng tương tự như các chuyên ngành khác, ngành sư phạm cũng bao gồm 3 hình thức đào tạo chính, đó là:
Chất lượng và cơ sở vật chất của trường cũng ảnh hưởng đến thời gian đào tạo. Các trường có chương trình đào tạo phong phú và chất lượng thường có thời gian đào tạo kéo dài hơn so với các trường khác.
Bảng thời gian đào tạo ngành sư phạm tổng hợp
Bảng thống kê dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được đáp án tổng quan nhất cho câu hỏi: “Sư phạm học mấy năm?” Xin mời bạn đọc cùng theo dõi!
Chắc hẳn qua bài viết, bạn đọc đã có được câu trả lời cho câu hỏi: “Sư phạm học mấy năm?” rồi đúng không nào? Nếu còn điều gì thắc mắc, các bạn đừng ngần ngại đặt câu hỏi để các chuyên viên của Liên Việt giải đáp nhé!