Ubnd Huyện Tháp Mười

Ubnd Huyện Tháp Mười

1. Thông qua kinh phí phát sinh

Banner Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với sự nỗ lực của các ngành, địa phương trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã mang lại nhiều kết quả đáng phấn khởi, giúp cho nhiều lao động có việc làm và thu nhập ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thời gian qua các ngành, tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức để cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết, cập nhật ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động trong và ngoài địa phương cũng như Chương trình đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài để người lao động đưa ra lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. Ngoài ra, các địa phương tiếp tục duy trì nghề đan thảm lục bình, tranh thủ lúc nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nói về công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương mình. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Điền cho biết:

“Để tạo điều kiện cho người dân nông thôn có được việc làm, có thu nhập ổn định, Phú Điền rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập cho gia đình, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng. Năm 2021 Phú Điền đã vận động được 13 lao động đạt chỉ tiêu là 108%, hiện nay còn 4 lao động đang chuẩn bị bay. Trong năm 2022 này, Phú Điền đẩy mạnh tiến độ vận động lao động đi lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các giải pháp tư vấn, tập trung cho các em học xong lớp 12 không đi học đại học, vận động trong gia đình các em mạnh dạn tham gia đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đây là nguồn thu chính đáng nhất để đảm bảo cho kinh tế gia đình phát triển giàu, khá hơn”

Đối với các hộ dân ở nông thôn, ngoài thời gian làm ruộng, vườn cũng tranh thủ lúc nhàn rỗi đan thảm lục bình để tăng thu nhập, trang trãi chi phí sinh hoạt gia đình. Anh Nguyễn Phước Thành, ấp Mỹ Phú xã Phú Điền cho biết:

“Bà con ở đây làm ruộng, làm vườn, nhờ đan lục bình có thu nhập thêm chút đỉnh, cũng ổn định hơn, bữa nào rảnh không lo ruộng nương thì mình đan, hàng tháng được 1 triệu, triệu mấy, mình chi phí đóng tiền điện, tiền nước này kia cũng đỡ, kinh tế mình thấy cũng đỡ hơn”

Còn gia đình của Anh Dương Văn Thành ở Ấp Hưng Lợi xã Thạnh Mỹ cũng tăng thu nhập cho gia đình từ 1 -  2 triệu đồng/ tháng nhờ nghề đan thảm lục bình. Anh Thành cho biết, cả xóm tham gia làm nghề đan lục bình, có gia đình từ 2 -  3 người ai cũng đan lục bình rất giỏi nên có thu nhập khá. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình đã ổn định và khá hơn. Anh Dương Văn Thành chia sẻ:

“Sáng thì đi làm ngoài vườn, nắng lên thì vô đương, tối nghỉ đương tới 8-9 giờ kiếm một tháng triệu mấy, hai triệu 2 triệu mấy, tiền điện, tiền nước cũng được, mình ở không thì không có tiền, nhà kế bên với dài dài xóm làm nhiều lắm. Ta làm hai người, người triệu mấy, hai triệu mấy, hai người cộng lại cũng 5 triệu rồi”

Ngoài giải pháp tạo việc làm cho lao động tại chỗ, các địa phương cũng chú trọng công tác vận động đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập cao như trường hợp của chị Đặng Diễm Kiều ở xã Mỹ An đã tham gia 2 lần đi làm việc hợp đồng theo thời vụ ở nước ngoài, giúp cho gia đình có thêm nguồn thu nhập phát triển kinh tế. Chị Diễm Kiều cho biết:

“Trước đây hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn nhỏ đi chương trình thời vụ làm việc ở bên Hàn Quốc, em đi làm được hai lần rồi 2 năm rồi, thu nhập cũng khá ổn cho gia đình . Em có nguyện vọng mỗi năm sẽ được đi chương trình như vậy, để về giúp cho kinh tế gia đình được phát triển hơn. Qua bên đó em làm bên lĩnh vực nông nghiệp trồng ớt chuông, em đi thời vụ chỉ thu hoạch thôi. Nói chung công việc làm cũng dễ lắm, thu nhập của em đi làm một tháng tính ra tiền Việt Nam 33 -34 triệu. Em đang rất mong được đi tiếp tục cho tới những năm sau đặng mình có một số vốn cải tạo kinh tế, nuôi con ăn học”

Với những giải pháp trên, năm 2021 huyện Tháp Mười đã giới thiệu cho trên 5.130 lượt lao động đi làm việc tại các công ty, xí nghiệp ở trong và ngoài tỉnh; đưa 177 lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,82% , hộ cận nghèo là 3,14%.

Để phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được trong thời gia qua, trong thời gian tới  huyện Tháp Mười tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhằm giúp cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên trong cuộc sống, góp phần giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới nâng cao ở địa phương. Bà Nguyễn Thị Thúy Lan, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tháp Mười cho biết:

“Trong năm 2022 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn, rà soát nhu cầu việc làm của người lao động, định hường nghề nghiệp cho người lao động lựa chọn, tìm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao”.

Vị trí địa lý của huyện Tháp Mười

Với diện tích tự nhiên trên 53 ngàn ha, Tháp Mười có 13 xã, thị trấn; dân số gần 132 ngàn người. Tháp Mười cách Thành phố HCM 100km; cách Thành phố Cao Lãnh 32km; phía Bắc giáp tỉnh Long An,  Phía Nam giáp huyện Cao Lãnh và tỉnh Tiền Giang,  phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang,  phía Tây giáp huyện Tam Nông và huyện Cao Lãnh. Huyện có Quốc lộ N2, đường Hồ Chí Minh, các tuyến Tỉnh lộ ĐT 844, ĐT 845, ĐT 846, ĐT 850 giúp việc vận chuyển, giao thương hàng hóa giữa Huyện với các Tỉnh lân cận thuận lợi, rút ngắn thời gian.

Kết quả phát triển kinh tế năm 2019:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2017 – 2020 đạt 19,91%

- Tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 6.100 tỷ đồng, đạt trên 106% kế hoạch năm, tăng 5,55% so với năm 2018.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 6.000 tỷ đồng, đạt trên 92%, tăng trên 7% so với năm 2018.

- Thu nhập bình quân đầu người trên 47 triệu đồng/người/năm.

Trong giai đoạn 2016 - 2019 Tháp Mười đã kêu gọi trên 20 lượt công ty, doanh nghiệp đến tìm hiểu đầu tư và đã có 15 dự án đăng ký và 06 dự án đi vào hoạt động ổn định.

I. Du lịch - Thương mại - Dịch vụ

1. Khu du lịch Cộng đồng Đồng sen:

Khu du lịch cộng đồng Đồng Sen nằm ở xã Tân Kiều và Mỹ Hòa, cách thị trấn Mỹ An 9km, Huyện đã quy hoạch khu du lịch Đồng sen là khu sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng với diện tích giai đoạn 1 là 152,6 ha, giai đoạn 2: 150ha, quy mô 200 hộ dân làm du lịch, có khả năng tiếp 450 khách du lịch ngày/đêm, được chia thành 5 khu, gồm: khu quản lý, điều hành, dịch vụ - khu trung tâm; khu trồng sen thương phẩm –  tham quan cánh đồng sen;  khu trồng sen kết hợp du lịch hộ gia đình homestay.

Hiện tại, khu du lịch này đã có 7 hộ làm du lịch với các dịch vụ ẩm thực với các món đồng quê, ngắm cánh đồng sen, chụp hình, câu cá, homestay….

Lợi thế của Khu du lịch này là tiếp giáp với Khu di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Gò Tháp. Mỗi năm vào 2 kỳ lễ  hội, Khu di tích đón hàng trăm ngàn lượt khách đến cúng viếng ở Khu di tích và tham quan khu du lịch. Ngoài ra, Huyện đã đào tạo nghề rút sợi tơ sen cho phụ nữ địa phương để hình thành làng nghề phục vụ du lịch.

Tháp Mười đang kêu gọi đầu tư nhà hàng, dịch vụ ẩm thực, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm từ sen; du lịch trải nghiệm kết hợp tâm linh, kết nối các tuyến du lịch của Tỉnh Đồng Tháp và các Tỉnh lân cận.

2. Chuyển đổi mô hình quản lý chợ:

Thực hiện xã hội hóa về chợ, chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn Tỉnh nói chung và của Huyện nói riêng, Huyện đã thực hiện kêu gọi thu hút các nhà đầu tư vào chợ theo quy định:

+ Chợ Đốc Binh Kiều là chợ hạng III thuộc xã Đốc Binh Kiều, cách thị trấn Mỹ An 5km, cách TP HCM 93 km, nằm gần trục lộ ĐT 846 và kênh Nguyễn Văn Tiếp A. Với tổng diện chợ tích 6.256 m2, diện tích nhà lồng 246 m2.

+ Chợ Thanh Mỹ là chợ hạng II thuộc xã Thanh Mỹ, cách trung tâm Huyện 16 km, cách TP.HCM 140km, nằm gần đường huyện Thanh Mỹ - Cao lãnh và cặp kênh số Một, kênh Nguyễn Văn Tiếp B. Với tổng diện tích 4.838 m2, diện tích nhà lồng 805 m2.

+ Chợ Tháp Mười là chợ hạng I, nằm ngay trung tâm Thị Trấn Mỹ An, với tổng diện tích 9.600 m2; hiện tại chợ Tháp Mười là khu vực mua bán đông đúc nhất của huyện. Vì vậy, đã thu hút nhiều đơn vị đến kinh doanh như ngân hàng thương mại, với 7 ngân hàng: Sacombank, Kienlongbank, Viettinbank, Bidvbank, Hdbank, Vietcombank, 03 cửa hàng bách hóa xanh (đường Hùng Vương; đường Trần Phú và đường Gò Tháp), Điện máy xanh, ….

Khu đô thị Bắc Mỹ An đối diện khu hành chính, do UBND huyện làm chủ đầu tư, được quy hoạch thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: 11,46ha gồm có phân khu chính và tuyến phố đi bộ, quảng trường. Hiện huyện đã phê duyệt quy hoạch, Ban Quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất đang thực hiện bồi thường hổ trợ cho các hộ dân, để thu hồi đất và thực hiện các bước tiếp theo;

- Giai đoạn 2: Huyện đang kêu gọi nhà đầu tư đầu tư phát triển mở rộng đô thị, thương mại, dịch vụ với diện tích 10,21ha;

- Giai đoạn 3: Huyện cũng kêu gọi nhà đầu tư đầu tư phát triển mở rộng đô thị, thương mại, dịch vụ với diện tích 11,67ha.

Đây là Khu đô thị nằm liền kề khu hành chính của huyện, sau khi xây dựng xong quảng trường sẽ là nơi tổ chức các hoat động ngoài trời của huyện, là nơi người dân vui chơi, giải trí. Khu đô thị còn nằm trên tuyến đường Gò Tháp, là tuyến đường chính đi từ TPHCM hay các Tỉnh lân cận vào Khu di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Gò Tháp và vào khu Công nghiệp Trường Xuân, lưu lượng xe đông đúc là điều kiện để phát triển thương mại dịch vụ.

II. Khu, cụm, tuyến công nghiệp

Khu Công nghiệp Tân Kiều thuộc xã Tân Kiều và xã Mỹ An, diện tích quy hoạch 150ha, cách thị trấn Mỹ An 4km, cách TP.HCM 80 km, giáp Quốc lộ N2 và đường tỉnh ĐT 846, được quy hoạch các ngành nghề công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, bảo vệ thực vật, công nghiệp thực phẩm, chế biến nông thủy sản, may mặc, điện tử, hương liệu….Hiện tại, khu công nghiệp đang hoàn thành san lắp và kêu gọi các đơn vị đầu tư, khai thác các ngành nghề theo quy hoạch.

2. Cụm Công nghiệp Trường Xuân:

Cụm Công nghiệp Trường Xuân, có diện tích 93ha, đã có 03 dự án đi vào hoạt động là Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên diện tích 6ha; Công ty Cổ phần Thực phẩm One One  Miền Nam, diện tích 6ha; Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam, 5ha. Hiện tại các Công ty đang hoạt động ổn định và được áp dụng các chính sách miễn giảm tiền thuê đất, thuế theo quy định để thu hút đầu tư. Cụm công nghiệp còn lại gần 47ha chưa giao đất và đang được huyện kêu gọi đầu tư vào các ngành nghề như nhà máy chế biến các loại sản phẩm từ gạo; nhà máy may mặc, giày da; chế biến thực phẩm; lắp ráp linh kiện điện tử; nhà máy chế biến thức ăn thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Ngoài ra, Tháp Mười đang kêu gọi các Công ty, đơn vị đầu tư vào các lĩnh vực khác ở các tuyến công nghiệp, vùng quy hoạch như tuyến công nghiệp Mỹ An – Bằng Lăng; tuyến công nghiệp từ 307 đến Chợ Đường Thét; đầu tư nhà máy chế biến cá sặc rằn ở vùng nuôi cá sặc rằn xã Láng Biển; khu nhà ở xã hội Đông N2 và khu đô thị Đông Thị Trấn; đầu tư xây dựng hệ thống cầu như cầu chợ Phú Điền, cầu chợ Trường Xuân, cầu Bằng Lăng, cầu Đường Thét.

Tháp Mười có nguồn lao động dồi dào, mỗi năm, huyện đào tạo nghề cho gần 5.000 lao động. Huyện sẵn sàng liên kết với các đơn vị, đào tạo nghề theo yêu cầu của Công ty tuyển dụng.

Tháp Mười là một trong những huyện trong Tỉnh Đồng Tháp tiên phong đi đầu trong Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, điển hình như cánh đồng sản xuất lúa thông minh ứng dụng công nghệ tưới tiêu ngập khô xen kẻ điều khiển bằng điện thoại thông minh, phun thuốc bằng máy bay, nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn SRP, có bẫy đèn thông minh để theo dõi sâu rầy.

Huyện tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục và chính sách ưu đãi theo quy định./.