Để tạo nên những chương trình học tập và phát triển thực sự hiệu quả, chúng ta cần một tư duy đột phá. Tư duy thiết kế (Design thinking) với trọng tâm là con người, chính là chìa khóa mở ra cánh cửa sáng tạo. Khi đặt người học lên hàng đầu, chúng ta có thể thiết kế những trải nghiệm học tập không chỉ truyền cảm hứng mà còn mang lại những kết quả cụ thể. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu chi tiết về Design thinking từ đó xây dựng một tương lai học tập mới đầy sáng tạo và hiệu quả cho doanh nghiệp nhé.
Tư duy thiết kế đã thay đổi trải nghiệm học tập như thế nào?
Sau khi tìm hiểu khái niệm Design thinking là gì và quy trình hoạt động của tư duy thiết kế, hãy cùng OES tìm hiểu sâu hơn về tác động của phương pháp này đối với quá trình học tập
Thúc đẩy áp dụng kiến thức vào thực tế
Thay vì chỉ giới hạn trong việc thu thập thông tin và học lý thuyết, học viên được khuyến khích tham gia vào việc xây dựng các nguyên mẫu hoặc mô hình tượng trưng cho các giải pháp đề xuất. Những nguyên mẫu này có thể là các sản phẩm vật lý, ứng dụng, hoặc thậm chí là các tình huống mô phỏng. Sau đó, thông qua việc thử nghiệm các nguyên mẫu này trong môi trường thực tế, học viên sẽ hiểu rõ hơn cách những kiến thức có thể được áp dụng vào những tình huống thực tế và quan sát kết quả.
Xem thêm: Dịch vụ số hóa bài giảng e-Learning là gì? Công ty cung cấp dịch vụ này có thể giúp gì cho doanh nghiệp?
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn doanh nghiệp đã hiểu Design thinking là gì và tại sao trở thành một phương pháp đột phá trong lĩnh vực L&D. Bằng cách thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của người học và áp dụng một tư duy sáng tạo và linh hoạt, các chuyên gia có thể tạo ra những trải nghiệm học tập vừa hấp dẫn lại vừa hiệu quả. Việc áp dụng khái niệm Design thinking là gì và quy trình 5 bước sẽ giúp tổ chức xây dựng các giải pháp học tập phù hợp với từng cá nhân, kích thích sự hứng thú và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức. Điều này không chỉ giúp người học phát triển bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong một thế giới đầy biến động.
Để số hóa bài giảng và áp dụng tư duy thiết kế một cách hiệu quả, hãy liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến ngay hôm nay. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng tổ chức tạo ra những bài giảng tương tác, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng học viên.
Design thinking, tư duy thiết kế là gì?
Design thinking hay tư duy thiết kế là cách tiếp cận sáng tạo nhằm tạo ra những giải pháp đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của người dùng. Phương pháp này kết hợp sự thấu hiểu, hình thành ý tưởng, thử nghiệm và cải tiến liên tục. Thay vì chỉ tìm cách giải quyết vấn đề, tư duy thiết kế giúp chúng ta khám phá và định nghĩa đúng bản chất của vấn đề, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp với người học .
Quá trình Design thinking bao gồm 5 giai đoạn chính bao gồm Thấu cảm (Empathize), Xác định vấn đề (Define), Sáng tạo giải pháp (Ideate), Làm mẫu (Prototype) và Thử nghiệm (Test).
Trong giai đoạn này, người thiết kế cần đặt mình vào vị trí của người dùng để nắm bắt rõ hơn về tình hình, nhu cầu và cảm xúc mà người dùng đang trải qua. Bằng cách đặt mình vào vị trí của người học, nhà thiết kế không chỉ thu thập thông tin một cách khách quan mà còn thấu hiểu sâu sắc những cảm xúc, mong muốn tiềm ẩn và cả những khó khăn mà họ đang đối mặt.
Để làm được điều này, việc tương tác trực tiếp với người dùng là vô cùng quan trọng. Thông qua việc trò chuyện, phỏng vấn hoặc thậm chí quan sát, người thiết kế có cơ hội thu thập thông tin quan trọng để hiểu sâu hơn về các thách thức mà người dùng đang đối mặt. Những câu hỏi mở như “Điều gì khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất?”, “Bạn mong muốn đạt được gì từ quá trình học tập này?” hay “Bạn hình dung một trải nghiệm học tập lý tưởng sẽ như thế nào?”,… nhà thiết kế sẽ khám phá ra những chi tiết tinh tế mà người dùng có thể chưa nhận ra.
Việc thấu hiểu sâu sắc ngữ cảnh và tâm lý của người học không chỉ giúp nhà thiết kế xác định rõ vấn đề cần giải quyết mà còn là nền tảng vững chắc để tạo ra những giải pháp thiết kế sáng tạo và hiệu quả. Bởi lẽ, khi chúng ta hiểu được người dùng muốn gì và cần gì, chúng ta mới có thể thiết kế những trải nghiệm học tập thực sự chạm đến trái tim và đáp ứng nhu cầu của họ.
Đặt người học vào trung tâm quá trình thiết kế
Phương pháp Design thinking chú trọng vào việc hiểu rõ người dùng, và trong lĩnh vực đào tạo, điều này nghĩa là đặt người học vào trung tâm của mọi quyết định. Thay vì tiếp cận một cách thụ động và đơn điệu, người học bây giờ trở thành người chủ động trong quá trình học tập. Họ không chỉ đơn thuần là “đối tượng” của giáo dục và đào tạo, mà còn tham gia tích cực vào việc tạo nên trải nghiệm học tập của chính mình. Việc đào tạo không còn đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà là việc thúc đẩy sự tham gia và khám phá của người học.
Nhờ việc đặt người học vào trung tâm, tư duy thiết kế đã tạo ra môi trường học tập đa dạng và linh hoạt hơn. Bộ phận thiết kế đào tạo có cơ hội tạo ra các trải nghiệm học tập độc đáo, dựa trên những thông tin cụ thể về từng người học, giúp tạo ra sự phù hợp và tương tác cao hơn trong việc truyền đạt kiến thức.
Xem thêm: Số hóa đào tạo hiệu quả cao cho doanh nghiệp
Xây dựng nguyên mẫu (Prototype)
Giai đoạn “Xây dựng nguyên mẫu” của quy trình tư duy thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các ý tưởng đã được chọn trước đó (Prototype). Tại đây, người thiết kế tạo ra các nguyên mẫu dựa trên những ý tưởng đã qua giai đoạn lựa chọn.
Việc xây dựng nguyên mẫu giúp thấy rõ hơn cách các ý tưởng có thể hoạt động trong thực tế. Những nguyên mẫu này có thể là các mô hình vật lý, bản vẽ hoặc thậm chí là các phần mềm mô phỏng. Chúng giúp người thiết kế và người dùng có cái nhìn cụ thể về cách mà giải pháp có thể thay đổi trải nghiệm hoặc giải quyết vấn đề.
Tuy nguyên mẫu có thể đơn giản nhưng chúng cần đủ để thử nghiệm và thu thập phản hồi. Qua việc thử nghiệm trực tiếp với người dùng, người thiết kế có cơ hội biết được những khía cạnh hoạt động tốt và điều gì cần được cải tiến. Những phản hồi này cung cấp thông tin quý báu để điều chỉnh và cải tiến nguyên mẫu, từ đó tạo ra giải pháp cuối cùng phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng.
Sau khi đã tạo ra nguyên mẫu, người thiết kế tiến hành thử nghiệm nguyên mẫu với người dùng thực sự để thu thập thông tin phản hồi.
Việc thử nghiệm nguyên mẫu với người dùng thật giúp người thiết kế hiểu rõ hơn về cách mà giải pháp hoạt động trong ngữ cảnh thực tế. Các phản hồi từ người dùng sẽ giúp họ nhận biết được những khía cạnh hoạt động tốt, cũng như những vấn đề hoặc khó khăn mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng giải pháp.
Dựa trên thông tin phản hồi từ người dùng, người thiết kế sẽ điều chỉnh và cải tiến nguyên mẫu. Quá trình này có thể liên quan đến việc thay đổi thiết kế, điều chỉnh tính năng hoặc thậm chí là việc tái xây dựng toàn bộ giải pháp. Mục tiêu cuối cùng là đạt được giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của người dùng.
Tạo ra các môi trường học tập tương tác và đa dạng
Design Thinking đã đem đến cơ hội để tạo ra môi trường học tập hoàn toàn khác biệt, đa dạng và tương tác hơn. Phương pháp này khuyến khích giảng viên và người thiết kế đào tạo sáng tạo hơn trong việc thúc đẩy các giải pháp làm gia tăng tương tác giữa học viên và môi trường học tập. Ví dụ như học viên sẽ có cơ hội được thảo luận, chia sẻ ý kiến cũng như hợp tác với những người học khác trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Điều này giúp thúc đẩy tinh thần cộng đồng, khám phá ý tưởng mới và mở rộng tầm nhìn của học viên.