Nhiều kiến nghị đã được các hãng đưa ra, nhưng do ngân sách nhà nước có hạn, thu chi theo dự toán hằng năm và kế hoạch tài chính trung hạn đã được Quốc hội quyết định, hơn nữa lại đang phải tập trung cho chương trình phục hồi kinh tế sau dịch nên khó có khả năng hỗ trợ trực tiếp.
Doanh nghiệp phi tài chính là gì?
Doanh nghiệp phi tài chính được hiểu là các doanh nghiệp không thuộc danh mục doanh nghiệp tài chính đã nêu tại tại mục 1. Các doanh nghiệp phi tài chính là những tổ chức hoạt động không có mục đích kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thông thường như các doanh nghiệp tài chính, nhắc đến các doanh nghiệp phi tài chính thì không thể không nhắc đến các tổ chức chính phủ, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội.
Doanh nghiệp phi tài chính có đặc điểm cơ bản dựa trên mức độ cung cấp hàng hóa, dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Các doanh nghiệp tài chính chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và lấy các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ trở thành hoạt động chính của các doanh nghiệp phi tài chính.
Doanh nghiệp phi tài chính và doanh nghiệp tài chính là các khái niệm mà Ngân hàng đưa ra nhằm có thể so sánh và kiểm soát mức độ rủi ro khi tiến hành đầu tư. Ngân hàng sẽ xem xét đến có hay không tiến hành các khoản cho vay, đầu tư từ doanh nghiệp doanh nghiệp phi tài chính tỷ lệ rủi thấp hơn so với các doanh nghiệp tài chính.
Các rủi ro tài chính được nhắc đến trong bài viết được hiểu là những rủi ro liên quan đến việc giảm giá tài chính hay còn gọi là rủi ro kiệt giá tài chính, các rủi ro ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp như các quyết định tài chính. Các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như:
Thứ nhất, việc kiểm soát yếu tố con người (Vấn đề nhân sự). Vấn đề con người chính là vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp bởi một nhân viên trong doanh nghiệp có năng lực, trình độ chuyên môn tốt thì khi nhân viên này nghỉ việc thì khâu quản lý, bàn giao, sắp xếp đầu công việc nhân viên này cũng như hoạt động, kế hoạch của doanh nghiệp có thể bị gián đoạn.
Thứ hai, kiểm soát rủi ro về thanh khoản và các dòng tiền. Rủi ro về thanh khoản và dòng tiền là rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp phải gánh chịu khi để mất thanh khoản, không thu xếp được các nguồn trả nợ khi khoản nợ đến hạn trả. Do đó, Tập đoàn có hệ số tín nhiệm thấp, mọi hoạt động kinh doanh, hợp tác của doanh nghiệp đều bị ngừng. Thực tế, các doanh nghiệp, Ban lãnh đạo, các phòng ban khác coi là việc của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các khoản nợ của Doanh nghiệp do Ban lãnh đạo Công ty, phòng ban Kinh doanh, ban xây dựng, sản xuất sản phẩm sẽ có thể hiểu rõ công việc, nghĩa vụ và trách nhiệm của các phòng, ban này. Do đó việc bộ phận tài chính kế toán khi thực hiện thu xếp tiền đầu tư, kinh doanh, xây dựng thì các phòng, ban có liên quan cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng. Như vậy, mới có thể giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, vấn đề kiểm soát rủi ro triển khai dự án. Việc triển khai dự án có thể chậm tiến độ, trì trệ do đó việc kiểm soát rủi ro triển khai dự án đặc biệt là dự án bất động sản chậm tiến độ chính là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm đến bởi việc này thường xuyên xảy ra trên thực tế vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau. Để xác định rõ ràng nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai thì cần có các biện pháp khắc phục, chế tài, quy định nội bộ doanh nghiệp nhằm giảm thiểu việc cố tình chậm triển khai này.
Thứ tư, vấn đề kiểm soát rủi ro tồn tại khoản mục xấu trên các báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có niêm yết, thì trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này sẽ có danh mục mà nhà đầu tư cổ động quan tâm như các khoản phải thu của bên liên quan đến doanh nghiệp đã lâu năm mà doanh nghiệp không xử lý được và được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính. Do đó làm ảnh hưởng đến uy tín, cách sử dụng các dòng tiền của doanh nghiệp.
Thứ năm, vấn đề kiểm soát rủi ro pháp đối với các dự án chậm phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến các dự án mà doanh nghiệp muốn đầu tư, xây dựng và xin cấp phép thì chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý dẫn đến dự án treo trên giấy.
Doanh nghiệp tài chính là gì?
Hiện nay, các doanh nghiệp tài chính được thành lập ngày càng nhiều. Doanh nghiệp tài chính được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tiền tệ hoặc vì mục tiêu tài chính. Điển hình các doanh nghiệp tài chính là ngân hàng, bảo hiểm, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty liên doanh,…
Các yếu tố được quy định trong các báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là vốn chủ sở hữu, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận, tài chính, nợ,…
Báo cáo tài chính sẽ được công bố mỗi quý, cuối năm và được công bố định kỳ. Hiện nay, nhắc đến báo cáo tài chính là nhắc tới báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất.
Trong báo cáo tài chính phải bao gồm các nội dung cơ bản như: các tài sản, doanh thu, thu nhập khác, các chi phí kinh và chi phí khác; Lãi, lỗ và việc phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Nợ mà doanh nghiệp phải trả, vốn của chủ sở hữu; thuế mà doanh nghiệp phải đóng và các khoản khác phải nộp cho Nhà nước; Các luồng tiền ra và vào, luân chuyển như thế nào trên các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp,… Đồng thời, kèm theo các báo cáo này doanh nghiệp cần phải cung cấp chi tiết bản thuyết minh báo cáo tài chính với mục đích để giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trong tài liệu báo cáo tài chính tổng hợp và các chế sách kế toán như các hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, đặc biệt là các phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
Báo cáo tài chính được lập hàng năm theo kỳ kế toán theo năm dương lịch hoặc theo kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn khi có doanh nghiệp đã tiến hành thông báo cho cơ quan thuế. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ được lập vào mỗi quý trong năm tài chính, lưu ý kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ không bao gồm quý IV. Kỳ lập báo cáo tài chính khác như theo tuần, theo tháng, 6 tháng, 9 tháng,… theo quy định của công ty mẹ, chủ sở hữu và tuân theo quy định pháp luật.
Như vậy, các báo cáo tài chính có thể giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có được những thông tin cụ thể nhất về doanh nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tháng, trong quý trong năm hoặc trong các giai đoạn nhất định,… Thông qua các bảng thống kế giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin, tình hoạt động của doanh nghiệp để có thể có phương hướng, kế hoạch hoạt động, kinh doanh trước mắt và lâu dài.
Cần lưu ý rằng, đối với các hộ kinh doanh, công ty có quy mô nhỏ,… thì việc lập báo cáo tài chính dễ dàng bởi việc kiểm tra, rà soát không thực sự hiệu quả, do đó việc cập nhật thông tin, tình hình hoạt động của các công ty kể trên không thực sự thuận tiện.
Hiện nay, các yếu tố tài chính được doanh nghiệp cung cấp trên các kênh thông tin như bộ máy nhân sự, bộ máy kiểm soát nội bộ, trình độ chuyên môn và kinh nghiệp,… cụ thể các thông tin này chủ yếu xoay quanh về thu thập các đánh giá từ nhân sự, cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp hay từ đối tác của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát, đa chiều về khả năng phát triển, năng lực cũng như khả năng thanh toán nợ, thuế,… của doanh nghiệp
Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy hai yếu tố tài chính và phi tài chính trong doanh nghiệp là sự kết hợp hài hòa với nhau, nhằm đảm bảo doanh nghiệp đưa ra quyết định cấp tín dụng một cách hiệu quả và chính xác nhất.