Bài viết đánh giá Trường THPT Phú Mỹ có tốt không dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm thông tin để có thể chọn trường THPT phù hợp với mình.
Người làm nghệ thuật, doanh nhân, người dẫn chương trình...
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Tính đến tháng 9 năm 2015, tỉnh đã ký xác lập quan hệ đối tác kết nghĩa với các địa phương sau đây:
Sverdlovsk Oblast, Liên Bang Nga
Nenets Autonomous Okrug, Liên Bang Nga
Tỉnh/Tp {{c.name}} ({{c.count}})
Lọc kết quả Làm mới bộ lọc
Điểm tuyển sinh đầu vào qua các năm
Điểm tuyển sinh cũng là một tiêu chí để các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể đánh giá Trường THPT Phú Mỹ có tốt không một cách khách quan nhất. Bởi đầu vào sẽ nói lên một phần chất lượng đầu vào của trường.
Nhà trường áp dụng tuyển sinh qua ba môn học chính giống các trường công lập khác đó là Toán, Văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), đây là những môn học nền tảng mà học sinh đã được học từ những bậc học dưới.
Cùng tìm hiểu điểm tuyển sinh đầu vào của trường THPT Phú Mỹ trong 3 năm trở lại đây:
Điểm tuyển sinh lớp 10 của trường THPT Phú Mỹ năm 2019 - 2020 là 22.50 điểm
Điểm tuyển sinh lớp 10 của trường Phú Mỹ năm 2020 - 2021 là 25 điểm
Điểm tuyển sinh lớp 10 của trường Phú Mỹ năm 2021 - 2022 là 35 điểm.
Kỳ thi tuyển sinh đầu vào lớp 10 trường THPT Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu
Trường thuộc nhóm được địa phương đầu tư cơ sở vật chất khang trang và hiện đại.
Trường có khuôn viên rộng tới 2,2ha gồm có: khối lớp học; khối hiệu bộ; hội trường; khối thực hành (các phòng thực hành môn học vật lý, hóa học, sinh học, phòng vi tính, các phòng kho, phòng chuẩn bị)
Ngoài ra, trường còn có khối nhà thi đấu đa chức năng gồm phòng thể dục - thể thao (thực hành môn như bóng đá mini, bóng chuyền, bóng bàn), phòng huấn luyện viên.
Các hoạt động phong trào được tổ chức thường xuyên gắn liền với chủ đề các đợt thi đua và các hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
Các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn được nhà trường thực hiện rất hiệu quả. Hàng năm, trường THPT Phú Mỹ trao đã hàng trăm suất học bổng hỗ trợ học sinh Vượt khó học giỏi.
Hình ảnh thầy và trò trường THPT Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu
Học phí trường THPT Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu như thế nào?
Mức học phí của THPT Phú Mỹ được đóng theo từng học kỳ và dựa theo quy định chung của Bộ GD&ĐT. Về mức học phí có thể sẽ có những thay đổi theo từng năm, nhưng không đáng kể. Nếu các bậc phụ huynh quan tâm về vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp tại trường hoặc gọi tới hotline nhà trường để biết chi tiết.
Trung học phổ thông là bậc học đặc biệt quan trọng, mang tính định hình tương lai của mỗi người. Vì vậy tìm được một ngôi trường phù hợp để các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất là điều mà bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Hy vọng bài viết đánh giá Trường THPT Phú Mỹ có tốt không đã có thể giúp các bậc phụ huynh và các bạn học sinh trong việc chọn trường THPT thật nhiều.
Tất cả đánh giá 1+ sao 2+ sao 3+ sao 4+ sao 5 sao (Tốt nhất)
Sắp xếp kết quả Sắp xếp theo số lượng đánh giá nhiều nhất Xếp theo tên từ A-Z Sắp xếp theo tên Z-A Sort By Last Name A-Z Sort By Last Name Z-A Sort by Most Likes Sort by Least Likes
Về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
để cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Căn cứ Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Thực hiện Văn bản số 316/NHCS-TD ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo; Văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22 tháng 4 năm 2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc sửa đổi một số điểm của Văn bản số 316/NHCS-TD;
Thực hiện Văn bản số 949A/NHCS-KH ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam hướng dẫn về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tại Tờ trình liên ngành số 2490/TTr/LSTC-LĐTBXH-NHCSXH ngày 04 tháng 10 năm 2013 của liên ngành: Sở Tài chính - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo cơ chế cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội,
Điều 1. Cho phép chuyển hình thức tạm ứng vốn ngân sách tỉnh thành hình thức ủy thác vốn qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh để cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Giao Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác vốn ngân sách tỉnh với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.
- Giao Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tiếp nhận vốn, đồng thời thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) để cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh như quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng, lãi suất và quy trình thủ tục cho vay
- Đối tượng cho vay là hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh công bố trong từng thời kỳ;
- Quy trình cho vay, thu nợ, hồ sơ cho vay, mức cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như quy định cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
- Lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn bằng lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn chương trình cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia.
1. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro: chỉ xử lý đối với các trường hợp do nguyên nhân khách quan;
2. Nguyên tắc, quy trình và hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Giao Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính trình Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định.
3. Về nguồn vốn và thẩm quyền xử lý rủi ro:
- Đối với rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Đối với rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra thuộc diện đơn lẻ, cục bộ do Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh quyết định khoanh nợ và xóa nợ trong phạm vi Quỹ dự phòng rủi ro. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập không đủ thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí bù đắp hoặc giảm trừ nguồn vốn cho vay.
Điều 4. Cho phép Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện phân phối tiền lãi thu được từ chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh như sau:
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh: 70% (Trong đó: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố có trách nhiệm chi trả phí ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chi hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam trong từng thời kỳ).
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 30%.
- Hàng quý, căn cứ số tiền lãi thực thu được từng quý của chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh trên từng địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, chi trả phí ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chi hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và đồng thời thực hiện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đồng gửi Sở Tài chính.
Điều 5. Chi phí hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp do ngân sách các cấp bảo đảm theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách trên cơ sở dự toán chi do Ban Chỉ đạo giảm nghèo lập hàng năm được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị, địa phương
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh gửi Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm cơ sở xét duyệt, cho vay vốn.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện cho vay để bảo đảm cho vay đúng đối tượng.
- Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, chủ trì phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh để tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tăng, giảm, điều chuyển nguồn vốn ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.
- Lập dự toán chi hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình hoạt động cho vay xóa đói giảm nghèo về Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng vốn ngân sách theo mục đích ủy thác.
- Cân đối ngân sách hàng năm để bố trí dự toán bổ sung vốn đối với chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.
- Thực hiện chuyển vốn ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh để cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố:
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tăng, giảm, điều chuyển nguồn vốn ủy thác.
- Chủ động điều hòa nguồn vốn giữa các huyện, thành phố để sử dụng hết chỉ tiêu vốn được giao.
- Quản lý và sử dụng vốn ủy thác theo đúng các quy định nêu trên.
- Thực hiện giải ngân cho vay hộ nghèo theo danh sách đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thu hồi nợ, sử dụng vốn thu hồi để cho vay quay vòng; kiểm tra vốn vay và xử lý nợ theo quy định.
- Định kỳ hàng quý báo cáo về cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp tình hình hoạt động cho vay, thu nợ đối với chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh trên địa bàn quản lý.
4. Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác các cấp:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, tổ chức bình xét công khai hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đưa vào danh sách đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh được vay vốn, để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn; cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thông báo kịp thời cho Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
- Đôn đốc Tổ TK&VV thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết với Ngân hàng Chính sách Xã hội; đôn đốc hộ vay đem tiền đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận.
- Chỉ đạo, theo dõi kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay; kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV và kiểm tra hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể cấp dưới.
- Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV; Phối hợp với các cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền và tập huấn lồng ghép công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, để giúp hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các xã thường xuyên tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào danh sách những hộ thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.
- Chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thành phố thực hiện đúng cơ chế chính sách cho vay từ nguồn vốn ủy thác.
6. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
- Chịu trách nhiệm xác nhận đúng đối tượng vay vốn theo mẫu 03/TD của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
- Thường xuyên tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào danh sách những hộ thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh để Ngân hàng Chính sách Xã hội làm cơ sở xét duyệt cho vay vốn.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, các cơ quan đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ.
- Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc xác nhận hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
- Bãi bỏ Quyết định số 7179/2004/QĐ-UB ngày 07 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định về việc ban hành quy định lập, quản lý và sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về ban hành quy chế xử lý nợ bị rủi ro trong Chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Văn bản số 3247/UBND-VP ngày 14 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc điều chỉnh tăng lãi suất cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm và các đối tượng chính sách khác từ nguồn vốn địa phương; và các văn bản khác có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về chương trình cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phản ảnh kịp thời về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Sở Tài chính để phối hợp nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo sử dụng vốn ủy thác đúng mục đích và đạt hiệu quả.
Điều 9. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Vị trí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên bản đồ Việt Nam
Bà Rịa – Vũng Tàu (viết tắt BRVT hay BR–VT) là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí địa lý:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Năm 2024, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ Việt Nam quy hoạch thành thành phố trực thuộc trung ương.[4]
Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3–4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km².
Bà Rịa – Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với gió mùa Tây Nam. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, với mức thấp nhất khoảng 26,8°C và mức cao nhất khoảng 28,6°C. Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng nắng rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm. Vùng này ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện với 77 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 28 phường, 7 thị trấn và 42 xã.[5]
Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (thị trấn Long Điền ngày nay).
Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.
Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa.
Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.
Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai.
Từ ngày 30 tháng 5 năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang.[12]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo vừa giải thể và 3 huyện: Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành lập thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo trên cơ sở đặc khu vừa giải thể.[13]
Khi mới thành lập, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm thành phố Vũng Tàu (tỉnh lỵ) và 4 huyện: Châu Thành, Côn Đảo, Long Đất, Xuyên Mộc.
Ngày 2 tháng 6 năm 1994, chia huyện Châu Thành thành thị xã Bà Rịa và 2 huyện: Châu Đức, Tân Thành.[10]
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện Long Đất thành 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ.[11]
Ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa[14] (nay là thành phố Bà Rịa).
Ngày 22 tháng 8 năm 2012, chuyển thị xã Bà Rịa thành thành phố Bà Rịa.[7]
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.
Ngày 12 tháng 4 năm 2018, chuyển huyện Tân Thành thành thị xã Phú Mỹ.[9]
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15[5] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, tái lập huyện Long Đất trên cơ sở sáp nhập huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện như hiện nay.
Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân[15], GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%,[16] không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam).
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỷ USD và 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 244.000 tỷ đồng.
Năm 2019, tỉnh có tăng trưởng kinh tế khá, GRDP (trừ dầu khí) đạt 7,65%. Ngành công nghiệp đóng góp chủ yếu, sản xuất công nghiệp tăng 9,12%. Khai thác khoáng sản và chế biến tăng 9,8–9,9%. Dịch vụ cảng và logistics tăng 4,8%. Du lịch phát triển tốt, doanh thu lưu trú tăng 17,85%, khách nước ngoài tăng 17,92%. Bán lẻ tăng 13,98%, xuất khẩu (trừ dầu khí) tăng 14,02%. Nông nghiệp tăng 3,45%, ngư nghiệp tăng 4,21%...
Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh và đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Long Đất.
Giáo dục phổ thông. Tính đến thời điểm ngày 8 tháng 9 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 505 trường học ở cấp phổ thông trong đó có trung học phổ thông có 31 trường, trung học cơ sở có 92 trường, tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trường mẫu giáo[18]. Hệ thống trường học này đã góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[18].
Giáo dục bậc đại học. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một trường đại học là Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập vào năm 2006 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đào tạo đa ngành. Năm 2019, Trường có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới[19] Hiện nay Trường đào tạo 05 ngành trình độ thạc sĩ (Quản trị Kinh doanh, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, Đông phương học, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật hóa học) 48 ngành/chuyên ngành trình độ đại học (trong đó có các ngành: Marketing, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Quản lý công nghiệp, Kế toán, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý vận tải, Luật, Luật kinh tế, Đông phương học, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học, Quan hệ công chúng, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Thú y, Nông nghiệp, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Điều dưỡng).
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 10 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 trạm y tế phường xã, với 1.445 giường bệnh và 480 bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh[20].
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313 người, mật độ dân số đạt 556 người/km².[21] Dân số nam đạt 576.228 người[22] và dân số nữ chỉ đạt 572.085 người.[23] Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1‰.[24] 62% dân số sống ở đô thị và 38% dân số sống ở nông thôn.
Thành phần tôn giáo tại Bà Rịa-Vũng Tàu trong năm 2019
Khác (Minh sư Đạo, Bahai, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà-la-môn, Minh Lý Đạo) (0.06%)
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người, người Khơ Me có 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người khác như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230 người, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao, mỗi dân tộc chỉ có một người, người nước ngoài thì có 59 người[25].
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 270.996 người, Phật giáo có 220.336 người, Đạo Cao Đài có 23.600 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 4.077 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 1.424 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.168 người, Phật giáo hòa hảo có 468 người, Hồi giáo 169 người, Minh Sư Đạo có 12 người, Bahá'í có năm người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, Bà-la-môn có ba người, còn lại là Minh Lý Đạo có hai người[25].
Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây.
Tỉnh có ngày lễ Dinh Cô (Long Hải) từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và kết hợp cúng thần biển.
Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự.
Vũng Tàu: thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh.
Các danh nhân có quê quán, được sinh ra hoặc cư trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: