Kỹ năng quản trị xung đột là khả năng phát hiện, giải quyết, ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột
Các phương pháp quản lý xung đột
Khả năng quản lý thành công của các nhà quản lý dự án thường phụ thuộc vào khả năng giải quyết xung đột của họ. Các nhà quản lý dự án khác nhau có thể sử dụng các phương pháp quản lý xung đột khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp giải quyết xung đột bao gồm:
Tốt nhất là xung đột nên được giải quyết bởi những người tham gia vào xung đột. Nhà quản lý dự án nên cố gắng điều phối việc giải quyết vấn đề và xung đột với điều kiện là họ có quyền hạn với những vấn đề trong xung đột đó. Nếu không thì nhà tài trợ hoặc các nhà quản lý vai trò chức năng khác cần tham gia hỗ trợ những vấn đề vượt ngoài quyền hạn của nhà quản lý dự án.
Theo PMBOK Guide – 6th Edition, có 5 phương pháp quản lý xung đột và mỗi phương pháp sẽ hiệu quả trong các tình huống khác nhau:
Rút lui/Tránh xung đột (Withdraw/avoid)
Trong tất cả các phương pháp trên, phương pháp được khuyến nghị nhất là cộng tác/giải quyết vấn đề do nó giúp đem đến giải pháp hai bên cùng chiến thắng.
Chuyên gia giải quyết xung đột Speed B. Leas đã xây dựng một khuôn khổ giúp các nhà quản lý dự án đánh giá mức độ nghiêm trọng của xung đột và hiểu rõ hơn về cách các xung đột trong dự án leo thang.
Mọi người có quan điểm khác nhau, có thể hiểu nhầm nhau, hoặc có các mục tiêu hay giá trị xung đột nhau.
Bảo vệ quan điểm cá nhân hơn là giải quyết vấn đề
Đề phòng và sẵn sàng giải thích
Việc tự bảo vệ mình trở nên quan trọng.
Các thành viên tách khỏi các cuộc tranh luận. Các cuộc thảo luận diễn ra bên lề (ngoài môi trường đội nhóm).
Các câu đùa thoải mái trở thành châm học nửa đùa, nửa thật.
Chiến thắng hơn là giải quyết vấn đề
Đổ lỗi lẫn nhau ngày một nhiều.
Bảo vệ nhóm mình thành trọng tâm
Giải quyết tình huống này là chưa đủ. Mọi người tin rằng người “nhóm khác” sẽ không thể thay đổi và cần được loại bỏ.
Ít nói hoặc thậm chí không có tiếng nói
“Phá hủy” là tiếng kèn xung trận.
Phải chia tách những người tham chiến và cuộc chiến này sẽ không mang lại kết quả tích cực.
Nếu xung đột ở cấp độ 1-3, nhà quản lý dự án không nên hành động ngay mà nên để cho đội nhóm tìm phương pháp xử lý. Nếu tình huống không được cải thiện mà tiếp tục leo thang, các nhà quản lý dự án có thể làm theo hướng dẫn dưới đây để giải quyết vấn đề:
Xung đột là không thể tránh khỏi trong môi trường dự án. Xung đột có thể mang đến kết quả tích cực nếu nó giúp làm rõ các vấn đề quan trọng, cải thiện truyền thông giữa các thành viên và các bên liên quan, xây dựng sự hợp tác, cộng tác và gia tăng kết dính giữa các thành viên. Tuy nhiên, xung đột cũng có thể trở nên tiêu cực nếu nó làm giảm tinh thần đội nhóm và dẫn đến các hành vi ứng xử vô trách nhiệm và làm chệch hướng quan tâm khỏi những công việc quan trọng.
Chìa khóa để quản lý tốt xung đột là lựa chọn và thực thi chiến lược/phương pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh. Xung đột nên được giải quyết bởi những người liên quan đến xung đột. Nhà quản lý dự án nên ưu tiên phương pháp cộng tác bất kỳ khi nào có thể vì nó giúp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và là phương pháp khích lệ sự tôn trọng lẫn nhau và duy trì mối quan hệ.
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân, PMP®, PMI-ACP®
Nguồn: PMBOK Guide 6th edition; Rita PMP 10thedition; pmi.org; Project Management: A Systems Approach to Planning, Scheduling, and Controlling.
PMP ECO 2021 - Nội dung bài kiểm tra PMP® 2021 (Updated PMP® Exam Content Outline)
PMP2021 (PMI® Authorized PMP® Exam Prep) - Tài liệu luyện thi PMP chính thức từ PMI
Mapping the PMP ECO 2021 to the course content PMP2021 (PMI® Authorized PMP® Exam Prep)
PMP GUIDE 2021 - HƯỚNG DẪN LUYỆN THI PASS PMP 2021 ON THE FIRST TRY TOÀN DIỆN NHẤT
Các phương pháp giải quyết xung đột
Thời lượng khóa học : 04 buổi (02 ngày) HỌC PHÍ PUBLIC : 2.300.000 VNĐ/khóa ƯU ĐÃI: + Giảm còn : 1.900.000 VNĐ/khóa dành cho học viên đã học tại iRTC hoặc nhóm >= 3 người + Giảm còn : 2.000.000 VNĐ/khóa nếu nộp trước ngày khai giảng 5 ngày. Bao gồm : Tài liệu + Cấp chứng chỉ + Teabreak
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 548 (10-2023)
Tóm tắt: Xã hội ngày càng phát triển và xung đột xã hội là điều không thể tránh khỏi, thậm chí ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, nhận thức về mối đe dọa hoặc sự xuất hiện thực tế của xung đột là cần thiết để bắt đầu các biện pháp cảnh báo, ngăn chặn, quản lý và giải quyết xung đột. Bài viết tập trung làm rõ sự khác nhau giữa quản lý xung đột và quản trị xung đột cũng như những nội dung căn bản của quản trị xung đột trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: quản trị xung đột; quản lý xung đột.
Dự án cần tụ họp những người không quen biết đến gần nhau và cùng làm việc để cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giao phẩm nhằm đạt được mục tiêu dự án. Xảy ra xung đột trong môi trường dự án là không thể tránh khỏi do các thành viên có kỳ vọng, mục tiêu, giá trị, tính cách và nền tảng kiến thức khác nhau. Là một nhà quản lý dự án, bạn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xung đột xảy ra trong đội nhóm.
Quản lý xung đột (Conflict management) là việc can thiệp trước khi xung đột gây ra các hậu quả tiêu cực, áp dụng một hoặc một vài chiến lược để xử lý các xung đột gây bất lợi đến năng suất làm việc đội nhóm.
Xung đột không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tiêu cực, khi được kiểm soát hợp lý, việc khác biệt quan điểm có thể giúp gia tăng sáng tạo và hỗ trợ ra quyết định tốt hơn. Quản lý xung đột thành công sẽ làm tăng năng suất đội nhóm và duy trì được môi trường làm việc tích cực. Ngược lại, quản lý xung đột yếu kém có thể dẫn đến hành vi phá hoại, thù địch và làm giảm năng suất đội nhóm – tất cả các điều này đều đe dọa đến khả năng hoàn thành các giao phẩm dự án.
Xung đột xảy ra trong hầu hết mọi đội nhóm và môi trường làm việc. Theo PMI, các nguyên nhân thường xảy ra xung đột bao gồm:
Sau đây là 7 nguyên nhân xung đột sắp xếp theo trình tự tần suất (lưu ý rằng xung đột cá nhân là nguyên nhân có tần suất thấp nhất theo Nguồn Rita Mulcahy’s PMP Exam Prep, tenth edition)
i. Tiến độ (phi thực tế, nguồn lực không có sẵn)
Tuy nhiên, theo Project Management: A Systems Approach to Planning, Scheduling, and Controlling 12th Edition by Harold Kerzner thì trình tự của nguồn xung đột thứ 6 và thứ 7 có sự thay đổi (như hình trên). Và vì "Project Management: A Systems Approach to Planning, Scheduling, and Controlling" là 1 trong số 10 tài liệu luyện thi PMP được khuyến nghị bởi PMI do đó trong phạm vi kỳ thi PMP thì sẽ sử dụng trình tự bên dưới:
i. Tiến độ (phi thực tế, nguồn lực không có sẵn)