Thuế VAT hạch toán như thế nào? Nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là nghĩa vụ mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện nên mọi kế toán doanh nghiệp cần nắm vững nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT theo đúng quy định. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - phải nộp.
Hạch toán thuế GTGT bị truy thu
Khi có quyết định truy thu, kế toán hạch toán: - Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước. - Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Khi nộp tiền truy thu, kế toán hạch toán: - Nợ TK 3331. - Có TK 111, 112,...
Trường hợp chậm nộp thuế GTGT và bị phạt
Khi nhận quyết định, thông báo nộp phạt, kế toán ghi: - Nợ TK 811: Chi phí khác. - Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp. Khi nộp phạt, kế toán ghi: - Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp. - Có TK 111, 112. >> Tham khảo: Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế theo Luật thuế GTGT.
Cách tính thuế VAT hàng nhập khẩu
Công thức tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được xác định căn cứ vào giá trị tính thuế và thuế suất thuế GTGT của hàng nhập khẩu, cụ thể: Thuế GTGT hàng nhập khẩu = [Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu (Nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)] x Thuế suất Trong đó:
Cách tính thuế VAT hàng nhập khẩu.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT là loại thuế gián thu được tính theo giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ. Thuế được phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu thông. Người chịu thuế là người tiêu dùng, người sử dụng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Đây là một trong những loại thuế quan trọng giúp tăng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong cân bằng xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.
Thuế VAT hàng nhập khẩu là gì?
Tại Điều 3, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 và Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn về đối tượng chịu thuế GTGT, đó là hàng hóa, dịch vụ được sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng được miễn thuế. Như vậy, thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải trả. Giá tính thuế bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
Thuế VAT hàng nhập khẩu có được khấu trừ không?
Thuế GTGT hàng nhập khẩu được coi là thuế GTGT đầu vào khi doanh nghiệp thực hiện mua sắm hàng hóa, tài sản. Tuy nhiên do đây là loại thuế được hình thành trong khâu nhập khẩu nên giá trị thuế được thể hiện trên tờ khai hải quan, giấy nộp tiền thuế của doanh nghiệp thay vì trên hóa đơn đầu vào. >> Tham khảo: Hướng dẫn lập và nộp báo cáo thuế GTGT chi tiết cho kế toán.
Hạch toán thuế GTGT cuối kỳ
Cuối kỳ, kế toán cần xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra trong kỳ, ghi: - Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Lưu ý: Tùy theo doanh nghiệp đang áp dụng kê khai thuế kỳ theo tháng hay theo quý, kế toán cũng cần kết chuyển đầu ra - đầu vào theo tháng hoặc theo quý. Nguyên tắc thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là lấy theo số nhỏ hơn. Các bước như sau: Bước 1: Tập hợp hết số thuế GTGT đầu vào:
Như vậy: Tổng 133 = 133 dư nợ (Nếu có) + 133 phát sinh tăng trong kỳ - 133 phát sinh giảm trong kỳ (Nếu có). Bước 2: Tập hợp tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ:
Như vậy: Tổng 3331 = 3331 phát sinh tăng - 3331 phát sinh giảm (nếu có). Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331 Sau khi so sánh, giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì kế toán đưa giá trị đó vào bút toán: - Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Lưu ý: Kế toán cần so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT:
Hạch toán thuế VAT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Để hạch toán thuế VAT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, kế toán lựa chọn một trong 2 phương pháp: Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp trên hóa đơn: - Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. - Có TK 511, 515, 711: Giá chưa có thuế GTGT. - Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp, kế toán hạch toán: - Khi xuất hóa đơn: + Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. + Có TK 511, 515, 711: Giá đã có thuế GTGT. - Khi xác định số thuế GTGT phải nộp: + Nợ TK 511, 515, 711. + Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Trên đây là hướng dẫn hạch toán thuế VAT theo quy định. Dựa vào các thông tin này, kế toán có thể áp dụng để hạch toán số thuế GTGT được khấu trừ, phải nộp và lưu ý khi sử dụng các TK 133, TK 3331 để hạch toán. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ - Ảnh: VGP/Trung Kiên
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 7 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đã được sửa đổi tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC) quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
"Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.
… 7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:
a) Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại Khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ".
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trừ các trường hợp nêu tại Điểm a, b Khoản 7 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì? Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được khấu trừ không? Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu ra sao? Mời quý độc giả cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!