Gió Biển Và Gió Đất

Gió Biển Và Gió Đất

Deco Vina Tham Dự Lễ Khai Trương Chi Nhánh Mới Của Công Ty Cổ Phần Vietsafe Tại TP. Hồ Chí Minh – Ký Kết Hợp Tác Chiến Lược Phát Triển...

Sự chênh lệch áp suất khí quyển sinh ra gió

Nguyên nhân chính tạo ra gió chính là do sự chênh lệch trong áp suất khí quyển. Nếu hai khu vực có sự khác biệt về áp suất, không khí sẽ di chuyển từ nơi có áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyển động này tạo thành dòng không khí được gọi là gió.

Tốc độ gió mạnh hay yếu phụ thuộc vào mức độ chênh lệch áp suất. Chênh lệch càng nhiều thì chúng thổi càng mạnh và ngược lại.

Hiệu ứng Coriolis khiến dòng không khí bị di chuyển chệch hướng trên trái đất do sự chuyển động của các hành tinh. Ở khu vực xích đạo thì hiệu ứng này thường rất yếu hoặc không xuất hiện.

Nhờ có hiệu ứng Coriolis mà con người giải thích được nguồn gốc, sự hình thành của các dòng gió lớn trên toàn cầu. Chẳng hạn như: Gió Tây ôn đới, gió tín phong v.v.

Ma sát giữa không khí và bề mặt của trái đất làm chậm tốc độ gió và thay đổi hướng của nó. Khi ma sát đạt đến mức độ cân bằng nhất định, gió sẽ có xu hướng thổi ổn định, không quá mạnh.

Sự chênh lệch về nhiệt độ tạo ra gió

Thông thường, giữa đường xích đạo và các cực sẽ có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ. Điều này cũng góp phần tạo ra sự chênh lệch về áp suất – nguyên nhân chính sinh ra gió.

Khu vực xích đạo nhận được nhiều nhiệt năng hơn từ mặt trời. Do đó, không khí sẽ nóng và nhẹ hơn, tạo nên áp suất thấp. Ngược lại, ở các cực không khí lạnh hơn nên nặng hơn, tạo nên áp suất cao.

Sự khác biệt lớn về nhiệt độ ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ của gió. Chẳng hạn như gió Tín Phong sẽ di chuyển mạnh mẽ ở xích đạo do chênh lệch nhiệt độ lớn.

Sử dụng gió như thế nào hiệu quả?

Trả lời: Để sử dụng gió hiệu quả, con người nên sử dụng nhiều hệ thống tua-bin khác nhau, quy mô nhỏ đến lớn để đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất điện. Chọn những vị trí có gió to, ổn định quanh năm, đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu nhất.

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra các thông tin về điều kiện meteo của khu vực. Hệ thống tuabin phải được thiết kế có khả năng chịu được những tác động của thời tiết.

Cuối cùng, cần sử dụng pin điện để lưu trữ nguồn điện được sản xuất từ hệ thống gió. Vào những thời điểm gió hoạt động yếu, không sản xuất đủ lượng điện theo nhu cầu thì pin điện đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết.

Hiểu rõ gió là gì, các loại gió trên trái đất và cấp độ gió giúp con người biết cách sử dụng nguồn năng lượng này hiệu quả, bền vững. Đồng thời, có phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời với các loại gió địa phương hoặc hiện tượng thời tiết cực đoan do gió gây nên.

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB trở vào.

- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB ra Bắc.

• Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc.

• Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.

- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.

* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.

- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.

Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

(KTSG XUÂN) - Tôi sống ở Quy Nhơn mười năm. Và tôi xa Quy Nhơn tròn 32 năm. Nếu ai đó hỏi tôi: anh nhớ gì nhất sau mười năm sống ở Quy Nhơn? Tôi sẽ trả lời ngay tắp lự: tôi nhớ gió biển. Vâng, gió biển Quy Nhơn. Chính xác hơn: tôi nhớ tiếng đập của gió biển Quy Nhơn.

Thực ra, ai ở gần biển, dù là biển nào, ở đâu, cũng đều cảm nhận được gió biển. Nhưng hình như ở Quy Nhơn, gió biển có một kiểu thể hiện nào đó đặc biệt hơn, dữ dằn hơn, da diết hơn, va đập hơn. Và cũng gây hằn lên những vạch nhớ sâu hơn.

Tôi gặp gió biển Quy Nhơn lần đầu tiên năm tôi lên tám tuổi. Từ quê Mộ Đức - Quảng Ngãi, mẹ con tôi lên xe gòong đi Quy Nhơn để từ đó xuống tàu tập kết ra Bắc. Nói thật, hồi đó tôi hoàn toàn không hiểu vì sao mình phải xa nhà để đi “tập kết”? Và tại sao lại “tập kết ra Bắc”? Miền Bắc là ở đâu, tôi nào biết! Nhưng được ngồi xe gòong do mấy anh công nhân đường sắt đẩy bằng… tay, cứ đẩy một lúc thì nhân lúc xe đổ dốc, họ lại nhảy phắt lên phía sau xe, xe cứ thế chạy mà không cần động cơ, không cần sức đẩy. Hay thật đấy! Cứ ngồi “tàu hỏa” theo kiểu “không đầu máy” như thế, mẹ con tôi cùng nhiều bà con khác đã vào tới Quy Nhơn.

Gió biển “đập” là “đặc sản” của thành phố biển và núi. Chính vì Quy Nhơn có núi bao quanh và có biển, núi chen lấn biển, biển ăn vào núi, nên mới sinh ra “gió đập”. Chứ nếu chỉ có biển không thôi, tiếng gió sẽ không thể dữ dằn như thế, da diết như thế, va quật như thế, khiến nao lòng người như thế.

Còn nhớ, lúc đó chúng tôi được bố trí ở khu vực đường Trần Hưng Đạo bây giờ. Quy Nhơn ngày ấy phố phường nhỏ bé lắm, nhưng đối với tôi, một thằng cu nhà quê, thì phố xá như thế đã là “hoành tráng” lắm rồi. Tôi cùng dăm thằng bé “tập kết” khác đi chơi lang thang mấy phố Quy Nhơn, rồi vụt chạy về hướng sân bay Quy Nhơn (cũ) khi nghe nói có máy bay của ủy ban đình chiến vừa hạ cánh. Chạy bộ khoảng vài cây số, qua một trảng cát thì thấy đường băng sân bay và chiếc máy bay cánh quạt. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy một chiếc máy bay khi nó đậu trên mặt đất, thấy thật gần. Đúng là ngạc nhiên và sướng không thể tả.

Khi chạy trên trảng cát Quy Nhơn sát biển, tôi đã thấy gió biển Quy Nhơn thổi tung cát, xoáy cát, hút cát bay lên. Đó là lần đầu tôi gặp gió biển Quy Nhơn.

Rồi một buổi sáng, chúng tôi xuống thuyền đánh cá để ra chỗ chiếc tàu Ba Lan đậu trong lộng, cách bờ chỉ vài ba cây số, bắt đầu chuyến đi tập kết. Lần đầu tiên đi thuyền ngày biển động, tôi ói tới mật xanh mật vàng luôn. Nhưng khi lên chiếc tàu Ba Lan hai vạn tấn, thì cảm thấy khỏe hẳn. Không ói, không mệt, chỉ lạ. Những thủy thủ tàu Ba Lan bồng tôi lên, rồi họ tung tôi từ tay người này sang tay người khác, như tung một quả bóng. Tôi khóc thét, vì sợ. Còn họ thì cười, có lẽ vì thấy một thằng bé gầy gò nhỏ nhít và ngơ ngác quá. Một thằng bé Việt Nam đang tham gia vào một cuộc di dân vĩ đại theo hai hướng Bắc-Nam. Tôi đi theo hướng ra Bắc. Hàng triệu người dân Bắc-nhiều nhất là những bà con Công giáo-di cư ngược vào Nam. Quy Nhơn là một trong những điểm tập kết của cán bộ, bộ đội miền Nam. Má con tôi sở dĩ được tập kết vì cha tôi ở lại hoạt động bí mật tại Quảng Ngãi. Quy Nhơn ngày ấy với tôi chỉ là vậy, một thành phố nhỏ bé và thoáng qua, giống như chiếc máy bay cánh quạt hạ cánh xuống sân bay Quy Nhơn để rồi… bay tiếp.

Rất nhiều năm sau khi đã xa Quy Nhơn, tôi vẫn không sao quên được những âm thanh lạ lùng của gió biển nơi đây, nơi nhiều nhà thơ qua các thế hệ từng bị ám ảnh vì tiếng gió biển.

Run rủi thế nào, 21 năm sau, tháng 6-1975, tôi lại có cơ may quay trở lại Quy Nhơn để ngủ ké tại thành phố này đúng một đêm. Và trong đêm khi đã ở tuổi trưởng thành ấy, lần đầu tiên tôi nghe gió biển Quy Nhơn. Đó là gió “đập”- nói chính xác - chứ không phải gió “hát” như các nhạc sĩ vẫn thường ca, hay “gió thổi” như chúng ta thường nói. Nhà thơ Lê Văn Ngăn có bài thơ nổi tiếng viết trong thời chiến tranh chống Mỹ ở Quy Nhơn “Sóng vẫn đập vào eo biển”. Đúng là ai ở Quy Nhơn đều biết “sóng đập vào eo biển” là thế nào, và đập vào eo biển nào. Nhưng “gió đập” thì gần như ở đâu trên đất Quy Nhơn cũng có dịp được nghe và cảm nhận rõ. Đó là những âm thanh va đập mạnh mẽ hơi thái quá của gió bị ngăn chặn, của gió bị hút thành ống, của gió bị bẻ quặt đường bay. Mãi sau này, có lần tôi được ngủ đêm ở một khách sạn bên bờ biển Quy Nhơn. Đêm nghe tiếng gió rít, gió hú, gió đập thẳng vào khách sạn khiến tôi không tài nào ngủ được khi đang ở tầng thứ 7. Sau đó tôi phải xin đổi xuống tầng 3 mới cảm thấy yên hơn.

Nhiều người có những cảm nhận rất phong phú về một thành phố lần đầu gặp mặt. Với tôi khi gặp Quy Nhơn, tôi chỉ có ấn tượng nhất với gió biển ở thành phố này.Và tôi nghĩ, gió biển “đập” cũng là một cái gì riêng biệt của Quy Nhơn, một “đặc sản” của thành phố biển và núi. Chính vì Quy Nhơn có núi bao quanh và có biển, núi chen lấn biển, biển ăn vào núi, nên mới sinh ra “gió đập”. Chứ nếu chỉ có biển không thôi, tiếng gió sẽ không thể dữ dằn như thế, da diết như thế, va quật như thế, khiến nao lòng người như thế.

Nói tới gió biển Quy Nhơn, tôi lại nhớ một lần được sống trong bão Quy Nhơn. Bão thì dĩ nhiên là hơn gió về cấp độ.

Ấy là vào năm 1984, cơn bão số 9 dữ dội quật thẳng Quy Nhơn vào buổi tối. Hôm đó lại nhằm lúc vợ tôi - làm phóng viên báo Nghĩa Bình - đi công tác trên huyện Tây Sơn. Tôi ở nhà với hai đứa con nhỏ. Gần tối thì bão vào thành phố. Tôi, phần lo cho vợ không biết giờ này ở đâu, phần sợ cho hai đứa con lần đầu “được sống trong bão”. Tôi đóng hết các cửa, chèn chống rất cẩn thận, nhưng vẫn chưa hết lo. Khoảng 7 giờ tối thì bão vào. Những tấm tôn của xóm nhà thờ láng giềng - nơi bà con Công giáo nghèo sống bằng nghề trồng rau - bị bứt khỏi mái nhà, bay lượn, kêu rít lên rất kinh hoàng. Bão cũng nhấn từng cơn, lay giật. Ba bố con tôi ngồi im thin thít trong căn hộ tập thể, chờ bão qua.

Tới khuya, bão dịu đi, thì vợ tôi cũng đi công tác về. Xe ô tô bị dúi xuống ruộng ở An Nhơn, may mà không ai bị sao cả. Hú vía! Sáng hôm sau, tôi và nhà thơ Từ Quốc Hoài đạp xe đạp ra công viên Quang Trung, thì hỡi ôi! Một cảnh tượng như trong chiến tranh bày trước mắt chúng tôi. Cây cổ thụ bị bão quật đổ ngổn ngang, như cánh rừng sau một đợt bom B52 ngày trước.

Có lẽ, đó là cơn bão ở Quy Nhơn khiến tôi ấn tượng nhất về độ tàn phá dữ dằn của nó. So với cơn bão này, thì gió biển Quy Nhơn ngày thường chỉ là những khúc nhạc dịu êm.

Thế nhưng gió biển lại khiến người ta nhớ nhiều tới nó hơn là bão. Thành phố Quy Nhơn sống trong lòng những cư dân của nó chính là nhờ “đặc sản gió biển” này. Rất nhiều năm sau khi đã xa Quy Nhơn, tôi vẫn không sao quên được những âm thanh lạ lùng của gió biển nơi đây. Có thể những hang đá, trong đó có nhiều hang đá là nơi chim yến làm tổ ở Nhơn Lý, chính là tác nhân tạo nên những âm thanh đặc trưng của gió biển Quy Nhơn chăng? Tôi không dám chắc, nhưng thường nghĩ như thế mỗi khi nhớ về thành phố này. Một thành phố không lớn nhưng có thiên nhiên đẹp lạ lùng, nơi nhiều nhà thơ qua các thế hệ từng bị ám ảnh vì tiếng gió biển.

Bây giờ, sao Quy Nhơn không tổ chức những tour du lịch “Nghe gió biển” nhỉ? Tôi nghĩ, đó sẽ là tour du lịch độc đáo, du lịch - nghe, chứ không chỉ du lịch - nhìn. Những đêm du khách nằm ở những khách sạn ven biển, nghe gió biển Quy Nhơn như một khám phá chắc chắn sẽ còn nhớ tới nhiều năm sau. Du lịch nghe gió biển là như vậy.