Về tăng cường hiệu lực giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các cơ quan Trung ương
Ông Bùi Ngọc Lam được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
Thứ hai, 08/08/2022 15:37 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 về việc bổ nhiệm lại ông Bùi Ngọc Lam giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm lại tính từ ngày 28/7/2022.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam sinh năm 1964, quê Thái Bình; ông có học vị Thạc sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận lý luận chính trị. Ông Bùi Ngọc Lam được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ lần đầu vào năm 2017. Trong quá trình công tác ông từng giữ các chức vụ như Phó Vụ Trưởng vụ II; Phó Cục Trưởng Cục Chống tham nhũng; Cục Trưởng cục II; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 - 2020, Bí thư Chi bộ Cục II.
Trên lĩnh vực công tác, Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam được phân công giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp; công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; công tác phòng, chống tham nhũng; theo dõi, đề xuất chỉ đạo, điều phối, tổng hợp công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ II, Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Cục IV
Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 05/8/2022, bổ nhiệm lại ông Đinh Đắc Vĩnh giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Thời hạn bổ nhiệm lại tính từ ngày 10/8/2022./.
Tham dự buổi Hội đàm, về phía Đoàn Đại biểu cấp cao Thanh tra Chính phủ Việt Nam có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam Đoàn Hồng Phong - chủ trì Hội đàm; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đào Thế Hoằng; …
Đoàn Đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước Lào có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng Trung ương, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào - Khăm Phăn PHÔM-MẠ THẮT; các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Nhà nước và các đồng nghiệp Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Nhà nước Lào cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam - Khamphao Ernthavanh.
Tại buổi Hội đàm, Đoàn Đại biểu cấp cao Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ sự vui mừng và nồng nhiệt chào đón Đoàn Đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước Lào. Hội đàm được đánh giá là dấu mốc quan trọng, là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam với Thanh tra Nhà nước Lào trong nhiều năm qua.
Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: “Chuyến thăm của các đồng chí Thanh tra Nhà nước Lào mang đến cho tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Cơ quan Thanh tra Chính phủ Việt Nam những tình cảm nồng ấm, tình đồng chí, anh em Việt - Lào, Lào - Việt gắn bó và thân thiết. Chuyến thăm là cơ hội quý báu để hai Bên triển khai thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác đã ký giữa hai Cơ quan năm 2022, tiến hành thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong chỉ đạo, điều hành công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy quản lý tốt, thúc đẩy phòng, chống tham nhũng hiệu quả, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, thúc đẩy tiến bộ xã hội ở mỗi nước.”
Cũng tại Hội đàm, đồng chí Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã báo cáo khái quát về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời gian qua; một số kết quả nổi bật cũng như kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam những tháng đầu năm 2024 và định hướng công tác từ nay đến cuối năm 2024.
Theo đó, mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng khó lường hơn nhưng tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước và tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, ngành Thanh tra đã triển khai 2.079 cuộc thanh tra hành chính và 15.540 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 759 tỷ đồng, 207 ha đất; ban hành 8.824 quyết định xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 1.119 tập thể và 1.465 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 38 vụ, 27 đối tượng.
Ngành Thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 2.277 kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra. Qua đôn đốc đã thu hồi 109 tỷ đồng, 0,3 ha đất; xử lý hành chính 518 tổ chức, 1.870 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 36 vụ, 56 đối tượng; khởi tố 08 vụ, 09 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 24 văn bản theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra.
Cơ quan hành chính nhà nước tiếp tổng số 66.916 lượt người với 75.065 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 56.152 vụ việc; tiếp nhận, xử lý 89.970 đơn các loại; giải quyết 3.838 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 336 triệu đồng, 121m2 đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 8,7 tỷ đồng; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 59 cá nhân; kiến nghị xử lý 133 người (trong đó có 129 cán bộ, công chức); chuyển cơ quan điều tra xử lý 04 vụ, 03 đối tượng (có 01 cán bộ, công chức).
Bên cạnh đó, ngành Thanh tra tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng: Kiểm tra tại 1.775 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 90 đơn vị vi phạm; đã ban hành 4.458 văn bản; hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 762 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 518 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 27 vụ việc vi phạm, 41 người vi phạm, kiến nghị thu hồi và bồi thường 16,8 tỷ đồng; tiến hành chuyển đổi vị trí công tác đối với 2.777 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng; xử lý trách nhiệm 07 trường hợp người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị; yêu cầu 166.243 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; có 1.312 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; 01 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Thay mặt Đoàn Đại biểu cấp cao Thanh tra Chính phủ Việt Nam, đồng chí Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam cũng chia sẻ một số kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng như sau:
Một là, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong triển khai các nhiệm vụ, chương trình công tác.
Hai là, phải có bản lĩnh vững vàng, tuân thủ pháp luật và nguyên tắc làm việc; điều hành quyết liệt nhưng linh hoạt.
Ba là, tranh thủ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành chức năng và các địa phương trong giải quyết, xử lý công việc, nhất là các vụ việc có tính chất phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương; nhất là phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan tư pháp trong xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và tổ chức, cá nhân vi phạm.
Năm là, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ; coi trọng việc tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động.
Sáu là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cán bộ và Nhân dân biết, tham gia giám sát và có cơ chế phù hợp để tiếp nhận, xử lý những phản ánh của Nhân dân về những vi phạm, tham nhũng của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
Trao đổi tại Hội đàm, đồng chí Khăm Phăn PHÔM-MẠ THẮT, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng Trung ương, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào đã cảm ơn những nội dung kinh nghiệm quý báu của Đoàn Đại biểu cấp cao Thanh tra Chính phủ Việt Nam, đồng thời thông tin một số khó khăn về tình hình kinh tế - xã hội tại nước bạn, nhất là vấn đề lạm phát, nợ công và đồng tiền của Lào bị mất giá.
Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ về những khó khăn mà nước bạn Lào đang gặp phải. Đồng thời, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam cũng thông tin một số kinh nghiệm mà Việt Nam đã triển khai thực hiện, vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay.
Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam khẳng định: Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp, hiệu quả giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Thanh tra Nhà nước Lào đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp, như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt Lào, hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long".
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Thanh tra Chính phủ xác định, UBND tỉnh Nam Định giao hơn 825.000 m2 đất cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long thực hiện dự án thiếu thủ tục quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo Kết luận thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Nam Định trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng (giai đoạn 2015 – 2020); công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai tại tỉnh Nam Định (giai đoạn 2010 – 2020).
Kết luận thanh tra cho thấy, công tác quản lý, sử dụng đất đai có một số hạn chế, thiếu sót.
Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra 3 dự án sử dụng đất tại Nam Định, gồm dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương và dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long, huyện Hải Hậu.
Kết quả, đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương: Việc xác định tiền thuê đất theo phương pháp thặng dư của cơ quan chức năng còn nhiều lúng túng, có một số khoản doanh thu, chi phí của dự án được xác định chưa phù hợp.
"Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương đã xây dựng nhà điều hành, cụm bể nước thải trên ô đất hạ tầng kỹ thuật khi chưa được cơ quan chức năng bàn giao đất và tính tiền thuê đất", Kết luận nêu rõ.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Thanh tra Chính phủ xác định, UBND tỉnh Nam Định giao hơn 825.000 m2 đất cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long thực hiện dự án thiếu thủ tục quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chủ đầu tư không tổ chức lập, điều chỉnh dự án và điều chỉnh quy hoạch chi tiết khi diện tích đất dự án giảm còn hơn 418.000 m2 theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 29.1.2015 của UBND huyện Hải Hậu, triển khai san lấp mặt bằng và đầu tư một số hạng mục công trình vào năm 2007 – 2008 khi chưa được giao đất và cấp phép xây dựng, chậm triển khai dự án từ năm 2013, không làm thủ tục điều chỉnh, gia hạn tiến độ thực hiện dự án.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tổ chức rà soát lại và chịu trách nhiệm trong việc xác định tiền thuê đất theo Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT đối với dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông và dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương theo đúng quy định, bảo đảm tính đúng, tính đủ và đúng thời điểm văn bản có hiệu lực, tránh gây thất thoát ngân sách.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý vi phạm hành chính đối với Chủ đầu tư dự án Cụm công nghiệp Yên Dương về việc xây dựng nhà điều hành, cụm bể nước thải trên ô đất hạ tầng kỹ thuật khi chưa được bàn giao đất theo quy định; tiến hành đánh giá lại việc quản lý, sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long, căn cứ năng lực và khả năng thực hiện dự án của chủ đầu tư để có phương án xử lý theo đúng quy định.