Cách Tính Tổng Giá Trị Xuất Nhập

Cách Tính Tổng Giá Trị Xuất Nhập

Nhập khẩu và xuất khẩu được coi là những hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Về mặt khách quan, đây còn được coi là hoạt động lưu thông hàng hóa bị ràng buộc bởi các yếu tố như chính sách, quyền hạn, văn hóa hay cả về chính trị. Nhưng nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa này là loại hoạt động được hoạch định rõ ràng nhờ vào cách tính cơ cấu xuất nhập khẩu.

Cơ cấu xuất nhập khẩu thể hiện điều gì?

Xem thêm một số bài viết liên quan:

Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa ra – vào thị trường. Nói đơn giản, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa 2 hay nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau.

Cơ cấu xuất nhập khẩu là tổng thể của những bộ phận giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất – nhập khẩu và hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các vùng, các quốc gia cùng những mối quan hệ ổn định, phát triển mạnh mẽ giữa các bộ phận đó dựa theo điều kiện kinh tế – xã hội nhất định trong thời kỳ nào đó.

Công thức tính cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu là gì?

– Tính tổng giá trị xuất, nhập khẩu từng năm (= Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu).– Tính cơ cấu giá trị xuất khẩu từng năm (= giá trị xuất khẩu : tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm đó x 100).– Tính cơ cấu giá trị nhập khẩu từng năm (= 100% – Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm đó).

Vì sao cần tính cơ cấu xuất nhập khẩu?

Vì kết quả tính cơ cấu này phản ánh mức độ xuất – nhập khẩu của một quốc gia. Cơ cấu xuất nhập khẩu là một phần của hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Qua đó, ta thấy được tỷ trọng của từng thành phần trong cán cân xuất nhập khẩu. Dự đoán hay kết luận tổng quan về xu hướng xuất siêu hay nhập siêu của nền kinh tế trong một quốc gia hay 1 vùng lãnh thổ.

Vì sao cần tính cơ cấu xuất nhập khẩu?

Cán cân xuất nhập khẩu được tính dựa trên cơ cấu xuất nhập khẩu. Tỷ số này giúp phản ánh được mức độ xuất – nhập khẩu của một quốc gia. Cơ cấu xuất nhập khẩu là một phần của hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Từ các chỉ số này, ta thấy được tỷ trọng của từng thành phần trong cán cân xuất nhập khẩu. Dự đoán hay kết luận tổng quan về xu hướng xuất siêu hay nhập siêu của nền kinh tế trong một quốc gia hay 1 vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, xuất nhập khẩu từ lâu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời cũng nâng cao đời sống của người dân. Đây là hoạt động mang tính hoạch định và đóng góp về nhiều mặt.

Vì thế, để có được các phương án hoạch định cùng động thái chuyển biến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, phải có được cơ sở phản ánh khách quan và chính xác về tình hình này.

Nguyên tắc , phương pháp xác định trị giá hải quan

Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan được quy định tại Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) như sau:

Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F)

Những tiêu chí và phương pháp này được sử dụng để xác định trị giá hải quan xuất khẩu và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định hải quan của quốc gia.

Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng những Hiệp định,cam kết, chính sách chung về thuế quan và thương mại , phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và là thành viên.

Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định dựa trên quy định của cơ quan hải quan và các quy tắc thương mại quốc tế. Thông thường, được xác định như sau:

Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách tuân theo một chuỗi sáu phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định, và ngừng lại tại phương pháp xác định trị giá hải quan nào đạt được kết quả. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:

Phương pháp này được quy định tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư 60/2019/TT-BTC, là bản sửa đổi và bổ sung cho một số điều trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

Phương pháp này được quy định tại Điều 8 của Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Trường hợp sử dụng: Khi không thể xác định trị giá hải quan theo phương pháp quy định tại Điều 6 của Thông tư này, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu sẽ được xác định bằng cách áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu một cách tương tự.

Việc thực hiện phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu một cách tương tự được điều chỉnh theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hóa nhập khẩu tương tự” sẽ được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống hệt”.

3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

Phương pháp này được quy định tại Điều 9 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

4. Phương pháp trị giá khấu trừ

Phương pháp giá trị khấu trừ được quy định tại Điều 10 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

5. Phương pháp trị giá tính toán

Phương pháp trị giá tính toán được quy định tại Điều 11 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Phương pháp suy luận được quy định trong Khoản 7, Điều 1 của Thông tư 60/2019/TT-BTC, là bản sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản, thì có thể hoán đổi trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán (Theo Thông tư Số 39/2015/TT-BTC).

Định nghĩa cơ cấu xuất nhập khẩu

Cơ cấu xuất nhập khẩu hay còn gọi là tổng thể của những bộ phận giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất – nhập khẩu và hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các vùng, các quốc gia cùng những mối quan hệ ổn định, phát triển mạnh mẽ giữa các bộ phận đó dựa theo điều kiện kinh tế – xã hội nhất định trong thời kỳ nào đó.

Ở một cách hiểu khác, cơ cấu xuất nhập khẩu là kết quả phản ánh quá trình lao động hay sáng tạo ra các giá trị. Đây là góc nhìn chân thực nhất về bức tranh thị trường gồm trình độ lao động, yếu tố con người và sự tác động của các yếu tố này vào sự phân công lao động cả ở trong nước và quốc tế. Đây là yếu tố có tác động tỷ lệ thuận với sự thay đổi và phát triển của quốc gia đó.

Cách tính cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu?

Tính tổng giá trị xuất, nhập khẩu từng năm (= Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu).

Tính cơ cấu giá trị xuất khẩu từng năm (= giá trị xuất khẩu : tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm đó x 100).

Tính cơ cấu giá trị nhập khẩu từng năm (= 100% – Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm đó).

Ví dụ: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản vào giai đoạn 1990 – 2015

Tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm 1990 = 287,6 + 235,4 = 523,0 (tỷ USD).

Tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm 1995 = 443,1 + 335,0 = 779 (tỷ USD).

Tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm 2000 = 479,2 + 379,5 = 858,7 (tỷ USD).

Tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm 2005 = 565,7 + 454,5 =1020,2 (tỷ USD).

Tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm 2010 = 679,8 + 692,4 = 1462,2 (tỷ USD).

Tổng giá trị xuất, nhập khẩu năm 2015 = 624,8 + 648,3 = 1273,1 (tỷ USD).

Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 1990 = 287,6 : 523,0 x 100 = 55%.

Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 1995 = 443,1 : 779 x 100 = 56,9%.

Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2000 = 479,2 : 858,7 x 100 = 55,8%.

Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2005 = 565,7 : 1020,2 x 100 = 55,4%.

Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2010 = 769,8 : 1462,2 x 100 = 52,64%.

Cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2015 = 624,8 : 1273,1 x 100 =49%.

Cơ cấu giá trị nhập khẩu năm 1990 = 100% – 55% = 45%.

Cơ cấu giá trị nhập khẩu năm 1990 = 100% – 56,9% = 43,1%.

Cơ cấu giá trị nhập khẩu năm 1990 = 100% – 55,8% = 44,2%.

Cơ cấu giá trị nhập khẩu năm 1990 = 100% – 55,4% = 44,6%.

Cơ cấu giá trị nhập khẩu năm 1990 = 100% – 52,64% = 47,36%.

Cơ cấu giá trị nhập khẩu năm 1990 = 100% – 49% = 51%.

Nhận xét tình hình xuất – nhập khẩu của Nhật Bản:

Nhìn chung, giai đoạn năm 1990 – 2015, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản có sự thay đổi và cơ cấu dần tiến tới sự cân đối. Với tỷ trọng xuất khẩu có xu hướng giảm và tỷ trọng nhập khẩu tăng, chỉ số lần lượt là 5,9% và 5,8%.

Từ năm 1990 – 2010, Nhật Bản luôn là nước xuất siêu và có tỷ trọng xuất siêu lớn nhất vào năm 1995, chỉ số là 56,9%. Điều này cho thấy sự chuyển dịch hướng phát triển của Chiến lược xuất nhập khẩu tại Nhật Bản. Từ nhập siêu sang xuất siêu. Đồng thời phản ánh sự phát triển nền kinh tế và các chỉ số của Nhật Bản đang phát triển theo hướng tích cực.