Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Là Ai

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Là Ai

“Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --

Phật Bổn Sư Thích Ca và 5 anh em Kiều Trần Như:

Lòng từ bi của Ngài đã trở thành năng lực để Ngài có thể thị hiện vô số thân, bất cứ nào cầu đến là Ngài có thể cứu khổ. Sức mạnh của lòng từ bi đã khiến cho Đức Phật dù trong bao nhiêu kiếp cũng không nhàm mỏi cứu độ chúng sinh. Trong kinh Bồ Tát Giới, đích thân Đức Phật Thích Ca nói: “Ta đã tám nghìn lần đến thế giới Ta bà”.

Theo quan điểm Phật giáo, “cõi Ta bà” chẳng khác gì quán trọ. Nhân loại sống trong cõi này đều giả tạm, vô thường, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não. Tất cả đời sống vật chất cho dù làm vua, quan, giàu sang đến cỡ nào đi nữa nhưng khi ra đi không mang được gì cả, cho nên mới gọi là không thật. Đức Phật đã đến cuộc đời của chúng ta từ vô thủy kiếp, không nhàm mỏi mặc dù vừa dẫn chúng sinh ra con đường sáng, chúng sinh đã vượt khỏi tay Ngài chạy về con đường tối. Nhưng sức mạnh của lòng từ bi vẫn khiến Ngài có đủ an nhẫn để dẫn dắt cứu độ chúng sinh.

Tầm ảnh hưởng Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật sinh vào ngày 8 tháng 4 năm 624 TCN. Sau này các Phật tử trên khắp thế giới tổ chức lễ hội Phật Đản rất lớn. Như vậy chúng ta cũng thấy được Phật Thích Ca Mâu Ni có sức ảnh hưởng, ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của tín đồ Phật giáo.

Đức Phật Thích Câu Mi đã phát tâm lan tỏa những học Phật của mình tới chúng sinh sau khi nhìn thấy chứng kiến được sự đau khổ của loài người. Khi đã thành chính quả Ngài đã thấu rõ sự vận hành của hiện tượng, sự vật và nhân hành vũ trụ. Cùng từ đó Ngài đã vận dụng trí tuệ giúp con người thoát khỏi sự khổ đau, thanh tịnh và giải thoát khỏi bế tắc.

Đức Phật Ca Mâu Ni là người đặt nền móng cho đạo Phật

Lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trải khắp thế giới để cứu độ chúng sinh. Danh hiệu Ngài thể hiện được tâm từ bi to lớn và trí tuệ thông tỏ mọi thứ. Cuộc đời của Ngài đã phổ phổ độ chúng sinh thoát khỏi khổ ải, là một mặt trời sáng tỏa đem tới sự ấm áp.

Lịch Sử, Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong kinh kể rằng: một đời trước của Đức Phật Thích Ca, Ngài từng là một vị Thái tử. Trong một lần vào rừng, Ngài nhìn thấy năm mẹ con hổ đang vật vã vì đói. Hổ mẹ quá đói và không còn sữa cho con bú nên kiệt sức chờ chết.

Chứng kiến cảnh đó, Thái tử rất đau lòng và muốn bố thí luôn thân mạng của mình cho hổ đói. Ngài đã đưa đầu mình vào miệng hổ nhưng do đã quá kiệt sức nên hổ mẹ cũng không ăn nổi. Ngài bèn dùng dao rạch thân thể mình cho máu chảy ra đầm đìa. Lúc rạch thân mình như vậy Ngài phát ra lời nguyện: “Trong kiếp này tôi dùng thân máu thịt để bố thí cho năm mẹ con hổ. Và mong rằng trong kiếp vị lai khi thành Phật, tôi sẽ dùng tuệ mạng để cứu cho các vị thoát khỏi luân hồi!”.

Khi phát nguyện xong, máu từ thân Ngài chảy ra đầm đìa và hổ mẹ liếm được máu đó mới có sức để ăn thịt Ngài. Trong kiếp sau này khi Ngài thành Phật, năm mẹ con hổ đói chính là năm anh em ông Kiều Trần Như, năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Khi Ngài vừa thành Phật, người đầu tiên Ngài độ và chứng qua A la hán chỉ sau một bài pháp về Tứ diệu đế của Ngài chính là năm anh em ông Kiều Trần Như.

Ý nghĩa câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tên của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc. Mỗi cái tên đều mang ý nghĩa tạo nên một vị Phật khổ hạnh đáng kính.

Từ “Nhân” trong từ nhân đức và từ “Năng” nghĩa là năng lực sức mạnh, khi kết hợp hai từ này hiểu là sức mạnh của lòng nhân từ. Với mong muốn  cứu khổ chúng sinh, nguyện đưa chúng sinh đến nơi cực lạc, xua đi mọi muộn phiền, khổ đau trong cuộc sống nên sức mạnh đó luôn tồn tại của Đức Phật. Từ tình yêu thương cho chúng sinh và bình đẳng muôn loài, Ngài đã truyền sức mạnh đến mọi người để cùng nhau giác ngộ.

Lòng từ bi của Đức Phật trở thành năng lực vô biên giúp Ngài đến với muôn loài đem tới con đường ánh sáng, đưa chúng sinh vượt khỏi những khổ đau. Sức mạnh ấy đã khiến Ngài luôn nhẫn dẫn dắt cứu độ chúng sinh, hiện thân và bất cứ đâu ngài có thể cứu khổ được.

Xem thêm: Nam mô A Di Đà Phật là gì? Ý nghĩa và công đức khi niệm

Tịch Mặc nghĩa là trí tuệ, đạt được sự thấu đáo thấu đạt mọi điều trên thế gian. Ngài đã thoát khỏi nô lệ cho ngoại cảnh và ngộ ra chân lý là chúng ta lười làm, ham ăn ham ngủ suy cùng chỉ là làm nô lệ cho thân và ngoại cảnh.

Chúng ta sử dụng giáo lý nhà Phật, trí tuệ của bản thân để tu tâm dưỡng tính để tự mình thoát khỏi kiếp luân hồi, hướng về thiện tâm. Từ đó thoát khỏi bánh xe kiếp luân hồi.

Hình ảnh của Ngài luôn đẹp nhất – soi sáng phổ độ chúng sinh

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là gì?

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có nghĩa là Bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh cõi Sa Bà. Chữ Bổn là gốc, Sư là Thầy, Bổn Sư ý nghĩa là Bậc Thầy Gốc của Phật, ngoài ra trong tiếng Ấn Độ dịch sang Trung Quốc thì tên của Ngài có nghĩa là Năng Nhân và Tịch Mặc. Ngài là bậc giác ngộ thấu hiểu được mọi chân lý của vạn pháp trên thế gian, thị hiện trong hình tướng loài người tại cõi Sa Bà để khai sáng cho nhân gian.

Hình ảnh nhân từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường có tạo hình là tóc búi nhỏ hoặc là cụm tóc xoắn ốc trên đỉnh đầu. Trên người của Ngài mặc áo cà sa và choàng cổ màu vàng nâu. Nếu hình ảnh hở ngực thì ngực trước Phật Thích Ca Mâu Ni không có chữ Vạn. Hình ảnh Ngài ngồi trên toà hoa sen với đôi mắt mở 3/4, tư thế tay ngăn nắp để trên đùi, đôi tay ấn thiền, ân kim cương. Ngoài ra cũng có hình ảnh Đức Phật Thích Ca cầm bát màu xanh hoặc màu đen, biểu tượng cho vị giáo chủ của cõi Ta Bà.

Xem thêm: Cách phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh của Ngài từ lâu đã tượng trưng cho sự từ bi, hỉ xả nên chúng sinh thường niệm danh hiệu của Ngài. Từ đó Ngài sẽ gia hộ việc làm của chúng ta, đồng hành trên con đường tu hành hướng tới sự thanh tịnh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có ý nghĩa cao cả đó là sống tốt, sống đẹp và hướng tới sự thiện lành. Hãy cùng với Truyền hình An Viên hiểu được và sử dụng cho

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có những ý nghĩa cao cả đằng sau câu niệm đó – sống tốt, sống đẹp và luôn hướng tới điều thiện lành. Và hãy cùng với kênh Bchannel-BTV9 hiểu được và sử dụng cho đúng nhất nha.

Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai và lịch sử cuộc đời Đức Phật như thế nào? Mời bạn cùng Buddhist Art theo dõi qua bài viết dưới đây:

Tên Phật Thích Ca có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc:

“Nhân” ở đây là nhân đức, nhân từ, và “năng” là năng lực, là sức mạnh. Vậy “Năng nhân” có nghĩa là “sức mạnh của lòng từ bi”.

Sức mạnh này đã trở thành một năng lực vĩ đại để Đức Phật Thích Ca có thể cứu khổ cho chúng sinh một cách vô điều kiện. Đối với Đức Phật Thích Ca, tình thương Ngài dành cho chúng sinh luôn bình đẳng. Và trở thành sức mạnh có thể chuyển hóa được mọi khổ đau cho chúng sinh, giúp chúng sinh đạt được giác ngộ.

“Tịch mặc” ở đây được hiểu là “trí tuệ”. “Tịch” chính là có trí tuệ thấu đáo ngoại cảnh. “Mặc” nghĩa là có trí tuệ để đối diện với chính nội tâm mình. Trong cuộc sống này, những thành bại, thịnh suy, vinh nhục đều không làm dao động được Đức Phật. Ngài đã tu khổ hạnh 6 năm trong núi tuyết. Trong 6 năm ấy, Ngài đã đối diện với đói, rét, với lời chê bai, chọc tức. Tới độ chim đến làm tổ trong tai Ngài vẫn ngồi im bất động. Khi Ngài chứng được thần thông, Ngài còn nghe thấy cả tiếng chim cãi nhau trong tai nhưng Ngài vẫn ngồi bất động.

Chúng ta lại luôn làm nô lệ cho ngoại cảnh, nô lệ cho cái thân thể này. Chúng ta ham ăn, ham ngủ, ham thụ hưởng, tức là chúng ta đang làm nô lệ cho cái thân và ngoại cảnh. Cảnh thịnh thì ta vui, cảnh suy thì chúng ta buồn.

Chúng ta giống như những con rối trên sân khấu cuộc đời: “Tâm mình là con rối – để cho đời sớm tối giật dây”. Còn Đức Phật Thích Ca, trong 6 năm tu tập, mỗi bữa Ngài chỉ ăn một hạt mè. Dĩ nhiên cái đói khát đó không dẫn Ngài đến sự giác ngộ nhưng cũng phải chứng minh được nghị lực kiên cường của Ngài.

Kinh Đức Phật dạy rằng: “Chiến thắng trăm quân chưa phải là chiến công oanh liệt. Người chiến thắng chính mình mới là người oanh liệt nhất”.

Trong cuộc sống thế gian, có thể chúng ta đánh gục rất nhiều đối thủ trên thương trường, trong cơ quan nhưng lại không đánh gục được ham muốn. Người anh hùng nhất là người chiến thắng được chính mình. Khi đối trước mọi biến động của ngoại cảnh, tâm Ngài vẫn bất động cho nên chúng ta gọi Ngài là Tịch.

Chữ “Mặc” mang nghĩa nội tâm. Trong đêm thành Đạo của Đức Phật, khi đó có đủ các loại ma: ma sân, ma tham, ma danh vọng, ma ái… xuất hiện. Gọi là ma không phải là ma bên ngoài mà chính là tâm của người trước khi thành đạo. Nhưng Đức Phật không để các trạng thái tâm như tham – sân – giận – ghét – ái dục – vô minh chi phối.

Kinh Mười hai nhân duyên có vẽ hình ảnh một bà già mù, còng lưng dẫn dắt chúng ta. Không phải một kiếp mà hàng bao nhiêu kiếp. Bà già ấy trong Kinh gọi là Vô minh. Bà già ấy đã mù nhưng lôi chúng ta hết kiếp này sang kiếp khác, quanh quẩn trong sáu đạo luân hồi không ra khỏi được.

Lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca ban trải khắp cứu độ muôn loài, trí tuệ của Ngài rực sáng để bình lặng trước cuộc đời. Như vậy danh hiệu của Đức Phật Thích Ca gồm cả hai khía cạnh Từ bi và Trí tuệ. Đức Phật nào cũng sẽ có đủ hai phần như vậy.

Cả cuộc đời của Ngài là tấm gương sáng về Từ bi và Trí tuệ. Là đệ tử của Phật, chúng ta phải thừa hưởng được gia tài Ngài để lại cho chúng sinh. Đó không phải là kho báu thế gian thông thường mà chính là Từ bi và Trí tuệ. Gia tài ấy mỗi chúng ta đều có nhưng vì chúng ta quên mất không biết sử dụng nên chúng ta vẫn mãi quanh quẩn trong vòng khổ luân hồi mà thôi!

Mời quý sư Thầy, sư Cô, Phật tử xem các tác phẩm tượng Phật Bổn Sư Thích Ca do Buddhist Art sáng tác TẠI ĐÂY