Bệnh dại là bệnh tử, một khi có triệu chứng khởi phát, người bệnh sẽ tử vong. Chó, mèo, vật nuôi mắc bệnh dại khi cắn, cào hoặc liếm vào vết thương hở đều có khả năng gây ra bệnh dại cho người.
Dại là bệnh có số người tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm
Dại là bệnh viêm não, tủy cấp tính gây ra bởi virus dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Chó, mèo, vật nuôi mắc bệnh dại khi cắn, cào hoặc liếm vào vết thương hở, niêm mạc như mắt, mũi, miệng,… đều có khả năng gây ra bệnh dại cho người. Có 2 thể lâm sàng của bệnh dại là thể hung dữ và thể liệt. Trong đó, thể hung dữ là phổ biến nhất, chiếm đến 80% với dấu hiệu điển hình sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng, rối loạn tri giác, co giật toàn thân, co thắt cơ hô hấp, sặc khó thở, ngưng tim, hôn mê, tử vong nhanh trong vòng 2-4 ngày kể từ khi khởi phát.
Từ vết cắn, virus dại xâm nhập qua da, niêm mạc rồi nhân lên tại chỗ vài giờ đến vài tuần. Virus tiếp tục xâm nhập và di chuyển theo sợi axon với tốc độ 0,3mm/h lên não, làm tổn thương các tế bào thần kinh ở vùng sừng Amon và hành tủy. Tại hệ thần kinh trung ương, virus dại đi theo dây thần kinh với tốc độ 1mm/h tới tuyến nước bọt, giác mạc, dịch não tủy, các tuyến nhầy ở mũi và da. Khi virus dại bắt đầu xâm nhập não bộ, người mắc bệnh sẽ phát bệnh dại với những thay đổi hành vi và biểu hiện lâm sàng.
Tại chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề “Vắc xin Dại & các bệnh cần phòng ngừa khẩn cấp”, BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM cho biết thời gian ủ bệnh của bệnh dại rất phức tạp. Thời gian ủ bệnh ngắn nhất là 9 ngày và cũng có thể lên đến vài năm, tùy theo lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể, đặc tính vết cắn nông hay sâu. Vết cắn có vị trí càng gần hệ thần kinh trung ương như đầu mặt cổ, đầu chi hay bộ phận sinh dục,… thời gian ủ bệnh càng ngắn và ngược lại. Do virus dại có thời gian ủ bệnh dài nên vắc xin phòng bệnh dại vẫn bảo vệ cơ thể ngay cả khi được tiêm sau phơi nhiễm.
Cần làm gì để chủ động phòng ngừa bệnh dại?
“Hoàn toàn có thể phòng ngừa và tránh được nguy cơ tử vong bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi bị chó cắn”, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khẳng định.
BS Bạch Thị Chính giải thích thêm: Với người bệnh khi bị chó, mèo, vật nuôi dại hoặc nghi dại cắn tấn công, vết thương phải được rửa kỹ bằng xà phòng hoặc dưới nước sạch ít nhất 15 phút để trôi màng lipid của virus, sau đó mới sát khuẩn bằng cồn 70% hoặc iod. Tuyệt đối không nặn bóp làm dập nát vết thương, bởi có thể tạo nên sang chấn khiến virus di chuyển nhanh hơn. Cuối cùng, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại và điều trị dự phòng.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong do chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại là bài học rất lớn cho cộng đồng. Đáng chú ý, nhiều quan niệm sai lầm từ xưa như không tiêm vắc xin dại vì lo ngại vắc xin sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, trí nhớ, sức khỏe và tự ý chữa bệnh bằng các phương pháp dân gian chưa được Bộ Y tế công nhận như tự nặn lấy nọc, đắp thuốc nam từ các thầy lang,… khi bị chó, mèo, vật nuôi cắn khiến nhiều người bệnh tử vong trong đau đớn, bất lực.
Theo BS Bạch Thị Chính, hiện nay vắc xin phòng bệnh dại từ tế bào chuột đã được ngưng sử dụng thay vào đó là vắc xin được tinh chế từ tế bào vero, không chứa tế bào thần kinh nên không ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe. Đồng thời, vắc xin dại thế hệ mới không có chất bảo quản thimerosal do đó giúp giảm thiểu các tác dụng phụ tại chỗ như đau, sưng, sốt cho người tiêm so với vắc xin sử dụng chất bảo quản trước đây. Vắc xin dại được chứng minh an toàn cho hầu hết các đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ có thai.
Nếu bị chó mèo cắn, phác đồ của người chưa từng tiêm vắc xin gồm có 4 mũi vào các ngày 0-3-7-28 (đối với đường tiêm trong da) hoặc 5 mũi vào các ngày 0-3-7-14-28 (đối với đường tiêm bắp).Trường hợp vết thương được đánh giá ở độ III (vết thương có chảy máu, có tổn thương lớp thượng bì) cần phối hợp tiêm thêm huyết thanh kháng dại. Trường hợp tiêm trước phơi nhiễm, phác đồ tiêm 3 mũi vắc xin là đã có miễn dịch với bệnh. Nếu bị chó mèo cắn sau tiêm, dù vết thương nặng, mọi người chỉ cần tiêm ngừa thêm 2 mũi, không cần dùng huyết thanh kháng dại – BS.CKI Lê Thị Mỹ Châu, BS chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm, Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh, TP HCM lưu ý thêm.
Các đối tượng nên tiêm dự phòng bao gồm trẻ em hay chơi với chó mèo, những người canh giữ rừng phòng hộ, bác sĩ thú y, người thám hiểm hang động, những người đi du lịch ở nơi khó tiếp cận vắc xin dại và huyết thanh sẵn có, vùng lưu hành dịch… Đồng thời, nếu gia đình có vật nuôi (chó, mèo…) cần đưa đi chích ngừa dại định kỳ theo đúng quy định, đồng thời kiểm soát, không thả rông vật nuôi ra ngoài đường; nếu cho vật nuôi ra đường phải được rọ mõm, đảm bảo an toàn cho người xung quanh.
Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng dại thế hệ mới phổ biến là: Verorab (Pháp), Abhayrab (Ấn Độ). Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC là địa chỉ vàng tiêm chủng được hàng triệu gia đình Việt tin tưởng, lựa chọn tiêm vắc xin phòng dại cũng như nhiều loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Khi lựa chọn VNVC, Quý Khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng vắc xin vì 100% vắc xin sử dụng ở các Trung tâm Tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đều được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất uy tín trong và ngoài nước.
Đặc biệt, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng tại Việt Nam trang bị hệ thống dây chuyền lạnh chuẩn quốc tế GSP (Good Storage Practice) bảo quản vắc xin theo nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C đúng yêu cầu từ nhà sản xuất. Vắc xin được vận chuyển từ kho lạnh tổng đến kho lạnh trung tâm bằng xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, toàn bộ phòng tiêm đều được bố trí trang bị tủ giữ vắc xin nhằm đảm bảo vắc xin đạt chất lượng tốt nhất trước khi được tiêm cho khách hàng. Bên cạnh đó, VNVC còn có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên môn cao, tận tâm được cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức, thực hành tiêm chủng và cách xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.
Tại Việt Nam, năm 2021 và 2022, cả nước ghi nhận 125 trường hợp tử vong do bệnh dại Riêng 7 tháng đầu năm 2023, có đến 43 ca tử vong do bệnh dại trên toàn quốc.
Thời gian bệnh xảy ra rải rác trong năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào các tháng thời tiết nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 8). Sau khi bị chó, mèo, vật nuôi nghi dại cắn, nếu người bệnh tiêm vắc xin phòng bệnh dại càng sớm càng có cơ hội cứu sống tính mạng và tránh khỏi đau đớn.
Điều đáng tiếc là còn nhiều trường hợp nghĩ chó, mèo, vật nuôi trong nhà cắn thì không sao và trước đó con vật cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bệnh dại khởi phát mới vội vàng tiêm vắc xin thì đã quá muộn. Lúc này, virus dại đã xâm nhập lên não thì không có thuốc nào chữa được.
VNVC có sẵn các loại vắc xin phòng bệnh dại thế hệ mới, dành cho mọi lứa tuổi.
Gọi ngay hotline: 028.7102.6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được tư vấn và đặt mua vắc xin.