Được sự phê duyệt của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế triển khai tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 vào Cơ quan Tổng cục Thuế và 62 Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Quy trình tuyển dụng của Công chức Ngành Thuế
Thí sinh tham gia thi tuyển công chức được thực hiện theo hai vòng thi:
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính
- Nội dung thi và thời gian thi: gồm 2 phần
Phần I: Kiến thức chung (60 câu hỏi, thời gian thi là 60 phút) về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
Phần II: Ngoại ngữ, thi Tiếng Anh (30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút) theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam:
+Trình độ bậc 3 đối với ngạch Chuyên viên;
+ Trình độ bậc 2 đối với ngạch Kiểm tra viên thuế.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch Chuyên viên làm chuyên môn, nghiệp vụ và Kiểm tra viên thuế, Kiểm tra viên trung cấp thuế: Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch Chuyên viên làm công nghệ thông tin: Kiến thức về công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính; khoa học máy tính; kỹ thuật phần mềm - mạng máy tính và truyền thông); Kiến thức về hệ điều hành Window; Kiến thức về quản trị Cơ sở dữ liệu; Sử dụng các ứng dụng của Office 2010 (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch Chuyên viên làm quản lý xây dựng cơ bản: Kiến thức về quản lý đầu tư xây dựng công trình; quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; quản lý chất lượng công trình.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch Chuyên viên làm công tác đảng: Công tác văn phòng cấp ủy; công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đảng; chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đảng ủy.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch Chuyên viên làm công tác truyền thông: Kiến thức về công tác truyền thông; nghiệp vụ báo chí; kỹ năng hoạt động nghề nghiệp.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch Văn thư viên, ngạch Văn thư viên trung cấp: Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; về hành chính văn thư; về văn thư - lưu trữ.
Lộ trình ôn thi tối ưu nhất cho bạn trong đợt tuyển dụng 2024 của Tổng cục Thuế
Để đạt được kết quả tốt nhất tại kỳ thi tuyển công chức ngành Thuế 2024, bạn cần có 01 lộ trình học:
Bạn đang tìm kiếm 1 khoá học ôn thi Công chức ngành Thuế như thế nào? Hãy cùng UB xây dựng 1 lộ trình học dành riêng cho bạn nhé!
Theo Tổng cục Thuế, nhiều đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo công lập đang thắc mắc về những chính sách thuế áp dụng với đơn vị mình.
Cụ thể như có phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hay không; sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào?
Xuất hóa đơn thu học phí vào thời điểm thu tiền
Liên quan thuế TNDN, Tổng cục Thuế cho biết, theo pháp luật về thuế TNDN, về nguyên tắc, đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất.
2 phương pháp kê khai thuế TNDN
Trường hợp các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. Đối với hoạt động giáo dục, tỷ lệ này là 2%.
Về việc sử dụng hóa đơn điện tử, theo Tổng cục Thuế, các cơ sở giáo dục thực hiện lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Cơ sở giáo dục - đào tạo có trách nhiệm xuất hóa đơn điện tử cho học sinh, sinh viên tương ứng với mỗi lần thu học phí.
Thời điểm xuất hóa đơn thu học phí là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ giáo dục. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền. Học sinh, sinh viên thường đóng học phí vào đầu năm học hoặc đầu học kỳ thì thời điểm xuất hóa đơn thu học phí là thời điểm thu tiền.
Trường hợp vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP và Nghị định số 102/2021/NĐ-CP.
Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành: Ngành thuế chủ động tham mưu, tổ chức triển khai hiệu quả các gói chính sách, giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 1897/QĐ-BTC bổ nhiệm ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng giao quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế từ ngày 6/9/2023.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, đồng chí Mai Xuân Thành đã có quá trình công tác 29 năm trong ngành Tài chính và đảm nhiệm nhiều vị trí công tác và cương vị lãnh đạo tại các khác nhau như: Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan); từ tháng 5/2018-14/2/2023 được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; từ ngày 15/2/2023 đến nay, đồng chí Mai Xuân Thành được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Trong quá trình công tác, đồng chí Mai Xuân Thành luôn thể hiện có năng lực quản lý, điều hành, trách nhiệm trong công việc; là cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm, có khả năng tập hợp quần chúng, có mối quan hệ phối hợp công tác tốt với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.
“Với trình độ, kinh nghiệm và năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính tin tưởng đồng chí Mai Xuân Thành sẽ cùng tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế điều hành ngành Thuế thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, tiếp tục phát huy được thành quả tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước”, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cùng Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế chúc mừng tân Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính và hứa sẽ cùng Ban Chấp hành Đảng bộ và tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế đoàn kết, thống nhất để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong đó, trọng tâm, ưu tiên trong những tháng cuối năm và cả năm 2023 là sẽ tiếp tục cùng với tập thể Ban Lãnh đạo Tổng cục Thuế tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành Thuế bám sát và triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan Tổng cục Thuế nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh triển khai đúng tiến độ, lộ trình các chương trình hành động, kế hoạch, đề án cải cách hệ thống thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt. Đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số mạnh mẽ trong quản lý thuế, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thuế...
Ngành Thuế cũng sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi dự toán thu ngân sách năm 2023 và các năm tiếp theo được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao.
Đồng thời, chủ động tham mưu, tổ chức triển khai hiệu quả các gói chính sách, giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Tổng cục Thuế (tiếng Anh: General Department of Taxation, viết tắt là GDT) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế được quy định tại Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018[1] và Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021[2] của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở Thuế quan và thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính) dưới quyền điều khiển của một Tổng giám đốc được bổ nhiệm bằng sắc lệnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong cùng ngày, Chính phủ ra sắc lệnh bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bính, Giám đốc Sở Thương chính Bắc Kỳ làm Tổng giám đốc.
Để tách biệt với ngành hải quan, ngày 25 tháng 3 năm 1946 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 210-TC thành lập Nha Thuế trực thu Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) có nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị thi hành và kiểm soát các công việc liên quan đến các loại thuế trực thu (thuế điền thổ, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế lương bổng, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp). Ở mỗi kỳ có Nha thuế trực thu cấp kỳ; ở mỗi tỉnh có phòng thuế trực thu.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách thuế mới, chủ yếu là thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp. Ngày 14 tháng 7 năm 1951, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định số 55/NĐ thành lập Vụ Thuế Nông nghiệp (trực thuộc Bộ Tài chính) với nhiệm vụ xây dựng và tổ chức chỉ đạo, quản lý thu thuế nông nghiệp. Ở các liên khu, tỉnh, huyện, cơ quan tài chính trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo, quản lý thu thuế nông nghiệp trên địa bàn.
Ngày 17 tháng 7 năm 1951, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định số 63/NĐ thành lập hệ thống tổ chức ngành thuế công thương nghiệp bao gồm:
Sở Thuế Trung ương có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý với mọi loại thuế (trừ thuế nông nghiệp và thuế trước bạ).
Ngày 7 tháng 4 năm 1959, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định số 144-TC/TCCB về điều lệ tổ chức Bộ Tài chính, trong đó Sở thuế Trung ương cũ được chuyển thành Sở Thuế Công thương nghiệp chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thuế công thương nghiệp, thuế rượu, thuế muối.
Ngày 7 tháng 11 năm 1961, Sở Thuế Công thương nghiệp được chuyển thành Vụ Thu quốc doanh và thuế. Vụ Thuế nông nghiệp được chuyển thành Vụ Tài vụ hợp tác xã và thuế nông nghiệp.
Ngày 20/3/1974, Vụ thu quốc doanh và thuế cùng với Vụ tài vụ hợp tác xã và thuế nông nghiệp lạI được giải thể để tổ chức thành Cục Thu quốc doanh và Vụ thuế tập thể - cá thể. Ngày 18 tháng 11 năm 1978, Vụ thuế tập thể - cá thể tách thành Vụ thuế Công thương nghiệp và Vụ thuế nông nghiệp. Ngày 10 tháng 11 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 120-CP quy định tổ chức ngành thuế công thương nghiệp thống nhất, theo đó thành lập Cục thuế công thương nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 15 tháng 7 năm 1983, theo Quyết định số 76/HĐBT đặt ra Cục thu quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp trung ương và hệ thống ngành dọc của Cục.
Ngày 15 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 155/HĐBT và 156/HĐBT kiện toàn hệ thống thu thuế thành 3 cục là Cục Thu quốc doanh, Cục thuế công thương nghiệp, Cục thuế nông nghiệp.
Ngày 7 tháng 8 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 218-HĐBT về việc thành lập ngành thuế nhà nước được hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp. Ngành thuế nhà nước được tổ chức qua 3 cấp từ Tổng cục Thuế, cục thuế đến chi cục thuế. Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
(Theo Điều 1, Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
Khối quản trị nội bộ và quản lý chuyên ngành
Ghi chú: Cơ quan in nghiêng là bộ phận có thể có tùy theo quy mô cơ quan thuế.